Sự lãnh đạo của Đảng với công tác DS-KHHGĐ: Sợi chỉ đỏ cho sự phát triển hài hòa
GiadinhNet - Công tác DS-KHHGĐ luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi đó là một điều kiện quan trọng của chiến lược phát triển đất nước.
![]() |
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ (trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tới dự Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12) (Ảnh: Chí Cường). |
Chủ trương nhất quán và xuyên suốt
Cách đây 20 năm, dân số nước ta hơn Philippines 4 triệu người thì đến nay dân số Philippines hơn Việt Nam 7 triệu người, như vậy nếu so sánh với Philippines, trong 20 năm qua chúng ta đã tránh sinh được 11 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức lớn lao không chỉ trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt ô nhiễm môi trường,... mà còn đóng góp trực tiếp vào việc giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội, việc làm. |
Nhân kỷ niệm 80 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta có dịp nhìn nhận, khẳng định lại những thành tựu to lớn của công tác DS-KHHGĐ luôn gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng ta và những thành tựu này sẽ trở thành hành trang của chúng ta tự tin, vững bước tiến vào giai đoạn mới, với những thách thức cam go không hề nhỏ nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua và sẽ giành thắng lợi.
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến nay, các Nghị quyết của mỗi kỳ Đại hội đều đề cập và đều có chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ. Tuy vậy, đến trước năm 1993, trong suốt 30 năm đầu thực hiện công tác DS-KHHGĐ, những chỉ tiêu về giảm tỷ lệ gia tăng dân số đều không đạt được. Lý do chính là khi đó, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống giải pháp đồng bộ, chưa có được bộ máy tổ chức chuyên trách và chưa đầu tư một cách tương xứng với nhu cầu của công tác DS-KHHGĐ. Khi đó, chúng ta mới hiểu công tác DS-KHHGĐ như là một dịch vụ y tế đơn thuần nên công tác này hầu như “khoán trắng” cho ngành y tế.
![]() |
Những hoạt động DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan Đảng các cấp (Ảnh: Chí Cường). |
Bài học kinh nghiệm
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Năm 1957, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về các vấn đề dân số. Năm 1961, khi dân số nước ta tròn 30 triệu người, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân. Quyết định 216-CP được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ và mang đậm tính nhân văn “Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận của gia đình và để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Để kỷ niệm và đánh dấu sự kiện này, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326, lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam. |
Đảng ta hết sức quan tâm lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ. Tiếp theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6/3/1995 về việc “Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách DS-KHHGĐ”. Đến năm 2005, khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Bộ Chính trị (khóa IX) đã xem xét và quyết định ban hành tiếp một Nghị quyết chuyên đề - Nghị quyết số 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”. Năm 2008 và đầu năm 2009, Ban Cán sự đảng Bộ Y tế được Bộ Chính trị phân công phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị; tham mưu trình Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Kết luận số 44-KL/TW ngày 1/4/2009 về “Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”. Tiếp đó, Tổng cục DS-KHHGĐ cũng đã tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo TƯ ban hành hướng dẫn liên tịch số 03 để hướng dẫn cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ sở y tế trong cả nước thực hiện tốt Kết luận 44 của Bộ Chính trị.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và của Ban Bí thư, các tỉnh/ thành ủy cho tới các cấp ủy cơ sở của các đơn vị, địa phương trong cả nước đều đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS-KHHGĐ. Có thể nói, công tác DS-KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của các chi bộ và của các cấp ủy, chính quyền cơ sở trong cả nước và đã được cả hệ thống chính trị cùng tham gia và cùng “vào cuộc”. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2008 và 2009, đã có tới 62/63 tỉnh/ thành phố đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ.
Thành công rực rỡ
Năm 2009, chúng ta hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh do Quốc hội giao cho, sau mấy năm liền không đạt. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 đã minh chứng cho những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua mà mục tiêu chủ yếu là thực hiện việc giảm sinh đã đạt những kết quả hết sức tốt đẹp. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm bình quân trong 10 năm vừa qua là 1,2%, là mức thấp nhất trong suốt 50 năm qua. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 947 ngàn người, thấp hơn nhiều so với các thập kỷ trước đây (các thập kỷ trước đây, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,1 đến 1,2 triệu người) trong khi số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng lớn.
Từ năm 2006, chúng ta đã đạt mức sinh thay thế (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con) và đến nay con số này là 2,03 con, về đích sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã đề ra.
Những thành công này có sự đóng góp công sức của cả hệ thống chính trị trong cả nước, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của những cán bộ chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở khắp các thôn, xóm, bản, làng trong cả nước- họ thực sự là những cánh chim không mỏi, vì sức khỏe của bà mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của mỗi gia đình, vì tương lai, chất lượng nòi giống Việt. Những thành tựu này chúng ta xin được dâng lên Đảng, dâng lên anh linh của Bác Hồ kính yêu và xin được coi như những lẵng hoa tươi thắm dâng lên Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.