Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về bến đò "ma ám" và chuyện người phụ nữ hóa giải lời đồn khủng khiếp

Thứ năm, 11:30 04/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Vỏn vẹn 15 năm, bến đò Trằm Mé (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã chứng kiến 7 phu đò mất mạng. Điều đáng nói, họ đều được coi là những người đàn ông khỏe mạnh, sau một thời gian làm nghề đưa đò thì chung một kết cục đau lòng. Sự việc gây hoang mang cực độ, bao trùm không khí ma quái lên cả một miền quê.

Cả vùng Sơn Trạch, chẳng ai dám ra chèo đò nữa. Mãi cho đến một ngày, có người đàn bà tuổi ngoại ngũ tuần, đơn thân đến “gõ cửa” nhà trưởng thôn, sự thật về câu chuyện nơi “bến đò chết chóc” mới được hé lộ.
 
Sự thật về bến đò "ma ám" và chuyện người phụ nữ hóa giải lời đồn khủng khiếp  1

Bà Trần Thị Liên là người phụ nữ duy nhất dám chèo thuyền qua sông Son để phá lời nguyền chết chóc.

 
Những cái chết bí hiểm

Không có chuyện “ma quỷ bắt người” ở bến đò Trằm Mé

Khi biết mục đích của chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Tền, Bí thư chi bộ thôn Trằm Mé hăng hái dẫn đoàn đến thẳng nhà 7 nạn nhân xấu số từng qua đời liên quan đến tin đồn bến đò. Tại nhà ông Nguyễn Văn Linh, bà Hồng (vợ ông Linh) cho biết: “Thực tế, ông nhà tôi bị ung thư dạ dày nên mới mất. Chẳng qua trước khi phát hiện bệnh, ông ấy khỏe như cây cổ thụ, nên mọi người đồn thổi thôi”. Còn cụ Nguyễn Thị Đại (80 tuổi), khi nói về cái chết của con trai Nguyễn Văn Trương thì khẳng định: “Thằng Trương bị sốt xuất huyết rồi chết chứ có ma quỷ nào bắt”. Những nạn nhân khác, hầu hết cũng đều có biểu hiện bệnh tật từ trước khi nhận lời ra làm phu đò, chỉ có điều, họ không nói nên dân làng chẳng ai biết.

Nằm giữa vùng thượng nguồn phía Tây Quảng Bình, thôn Trằm Mé như một "ốc đảo" bao quanh các nhánh sông, mọi lưu thông giữa thôn với bên ngoài đều phải qua một bến nước sâu, nước xanh vời vợi, thuộc nhánh sông Son, mà xưa nay người dân gọi là bến đò Trằm Mé. Chính nơi này đã ghi nhận 7 cái chết “bất đắc kỳ tử” của những người làm nghề đưa đò. Vậy nên, những chuyện ma mị bị người dân truyền miệng, rỉ tai nhau vang xa, khiến bến đò thêm phần bí hiểm, ghê rợn.

Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé, một “thổ dân” sinh ra và lớn lên từ “ốc đảo” này là người nắm nhiều chuyện nhất. Biết chúng tôi về tìm hiểu những cái chết bí hiểm trên “bến đò chết chóc”, ông gật đầu với vẻ nghiêm trọng. Nhấp tách trà, ông bảo chuyện về cái chết của 7 người làm phu đò là có thực. Để chứng minh, ông trưởng thôn liệt kê ra danh sách từng người trong “sổ tử” của thôn. Cái chết đầu tiên là ông Nguyễn Văn Vui (60 tuổi) vào năm 1995. Ông Vui là người có thâm niên gần 20 năm chèo đò ở Trằm Mé, nhưng rồi bỗng một ngày bị đột tử. Hai năm sau, ông Nguyễn Văn Đạo kế tục nghề đò, nhưng đến năm thứ 2 thì bỗng dưng đổ bệnh, rồi chết vào cuối năm 1997.

Ông Trưởng thôn tiếp lời: “Thay thế ông Đạo là ông Nguyễn Văn Linh (57 tuổi), ai ngờ chỉ mới hành nghề được 3 năm, ông cũng đột ngột đổ bệnh, sốt liên miên trong vòng một tuần thì chết vào cuối năm 2000. Ba người chết, ai nấy đã hoang mang, trong làng lại cử ông Nguyễn Văn Chấp (58 tuổi), ông do dự mãi mới quyết định. Nhưng thật oái oăm, vào một sáng năm 2002, người dân Trằm Mé không thấy ông Chấp chèo đò như mọi ngày nữa. Khi nghe thấy tiếng khóc lóc ai oán phát ra từ nhà ông Chấp, mới biết ông đã đột ngột ra đi tự bao giờ”.

Bốn cái chết liên tiếp khiến người dân bắt đầu bàn tán xôn xao về bến đò Trằm Mé. Bất chấp những lời thêu dệt bến đò bị "vong hồn ma ám", ông Trương Văn Đại (50 tuổi) xung phong đảm nhận việc đưa đò. Thời gian trôi qua, ông thường vỗ ngực rằng: “Bão lũ không lấy được mạng sống tui thì thôi chứ bệnh tật thì đố”. Nhưng, đến năm thứ 3 thì bỗng dưng đầu gối ông Đại đỏ tấy, sưng vù lên. Gia đình hối hả đưa đi bệnh viện, đúng ngót 1 tuần sau thì ông... chết.

Những người đàn ông khỏe mạnh làm nghề đưa đò bỗng dưng chết một cách bất thường khiến bến đò vắng tanh 7-8 tháng liền. Tình hình không thể tiếp diễn mãi về lâu dài, thôn đã mở một cuộc họp có tính khẩn cấp, đồng thời tuyên bố ai làm nghề đưa đò thì được miễn các khoản đóng góp trong thôn, được hưởng phí vận chuyển cao hơn. Sau cuộc họp này, ông Lê Văn Trương xung phong nhận lời. Nhưng đến năm 2007, ông lại đột nhiên ngã bệnh rồi cũng ra đi. Nối tiếp ông Trương, ông Võ Viết Đức lại “ứng cử” ra giúp dân. Ai ngờ, đến một ngày cuối năm 2010, người dân thấy đò của ông trôi tròng trành giữa sông, gọi khản cả tiếng không thấy ông đáp lời. Đến giữa trưa, người dân quăng dây thừng kéo đò vào bờ thì thấy ông Đức nằm chết người lúc nào không hay.
 
Sự thật về bến đò "ma ám" và chuyện người phụ nữ hóa giải lời đồn khủng khiếp  2

Ông Nguyễn Văn Thông cho biết lúc đầu cũng nghĩ là ma bắt, sau này mới biết là họ bị bệnh.

Người phụ nữ “dấn thân” phá lời nguyền

7 người đàn ông nối nhau ra đi khiến “bến đò chết chóc” với lời nguyền ma ám thực sự trở thành cơn ác mộng bao trùm cả vùng quê nghèo khó. Xã, thôn gần như đã buông xuôi, khi chẳng ai dám nhận lời ra bến chèo đò. Đang lúc bí bách, thì một ngày, ông trưởng thôn bất ngờ thấy bà Nguyễn Thị Liên đến xin “ứng cử”. Như chết đuối vớ được cọc, ông trưởng thôn thảo hẳn hợp đồng, kí kết đàng hoàng với người “nữ hiệp sĩ” này.

Ba năm trôi qua, người đàn bà nghèo khó đã qua tuổi ngũ tuần ấy vẫn miệt mài trên khúc sông dữ ở bến đò Trằm Mé. Nếu như theo thường lệ “ma bắt” mà tính thì bà đã phải “xanh cỏ” như mấy người đưa đò trước đó trong xã. Thế nhưng thực tế, bà vẫn cứ sống sờ sờ, sáng chèo qua, chiều chèo lại trên bến đò này. Nói về nguyên nhân ký hợp đồng chèo đò, bà Liên vô tư: "Gia cảnh quá nghèo, 9 miệng ăn trông chờ mỗi 3 sào lúa, đụng vào cái gì cũng túng thiếu. Không chết khát thì cũng chết đói, hết cách nên vợ chồng tui đành nhắm mắt buông xuôi".

Bà Liên bảo rằng những buổi đầu cũng trôi qua nhẹ nhàng và bình yên lắm. Đến tháng 5 trở đi, không hiểu sao cứ tầm 12h trưa khi nghỉ tại cái chòi mà vợ chồng bà dựng 2 mép sông để trú mưa, tránh nắng thì nghe tiếng người con gái vang vọng: "Đò ơi, đò ơi" ngoảnh đi ngoảnh lại không thấy ai cả. Rồi tiếng con gái hát hò, lúc cười lúc khóc vang cả khúc sông. Rồi có hôm, trời nắng quá đang thiu thiu nằm ngủ. Trong chiêm bao, bà thấy 3-4 cô du kích, hỏa tuyến nói: "Chị ơi, tụi em đói quá, cho tụi em xin 12 nắm cơm với 1 nắm muối chị nhé". Bà cho rằng có thể những câu chuyện ma mị ở bến đò này ám ảnh khiến bà có những giấc mơ kỳ lạ như vậy. Bởi nhiều người dân trong vùng đều biết, tại bến đò này, thời chiến có tên là bến phà B, mấy hang đá trong động là nơi trú ngụ của bộ đội và du kích hỏa tuyến. Giặc biết, chúng bắn phá dữ dội, dân công hỏa tuyến của chúng ta hy sinh rất nhiều. Cũng chính vì vậy, cứ đến ngày rằm một một bà làm một lễ nhỏ, làm đủ 12 nắm cơm rồi thả xuống sông. Bà cho biết, làm như vậy vừa để tự trấn an mình nhưng cũng là cách để ghi nhớ những người đã ngã xuống vì quê hương đất nước ở tại bến sông này.

Sự thật về bến đò "ma ám" và chuyện người phụ nữ hóa giải lời đồn khủng khiếp  3
Bà Nguyễn Thị Lý cho biết cái chết của chồng mình là do tai biến mạch máu não.
 
Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé cho biết thêm: “Những năm 1966 – 1968, bến đò Trằm Mé bị giặc Mỹ - Ngụy thả bom bắn phá khiến bộ đội ta hi sinh khá nhiều. Chúng còn thả hóa chất để đầu độc nguồn nước. Có thể đến bây giờ, chất hóa học ở bến sông chưa tan hết, trời nắng bốc lên khiến những người chèo đò bệnh nặng lại càng nặng hơn và chết sớm hơn khi làm nghề đưa đò. Bà con không biết gì nên cứ đồn thổi thêm mắm thêm muối, chứ ma quỷ nào ở thời buổi này”. Bà Liên cũng thừa nhận: “Thời gian gần đây, tôi hay có triệu chứng choáng đầu, hoa mắt, không biết có phải do tiếp xúc lâu ngày với khúc sông bị nhiễm độc bom đạn từ thời chiến”.
 
Người phụ nữ “dũng cảm” hóa giải lời nguyền 3 năm nay ấy cũng tâm tình: “Người dân chúng tôi chỉ cần một chiếc cầu nối đôi bờ, lúc đó sẽ chẳng bao giờ có ai lo chết vì trách nhiệm lái đò nữa. Bản thân tôi cũng muốn kinh tế khá giả hơn và khi đã có chiếc cầu sẽ không phải chèo đò ở đây nữa”.
 
Trung Thông
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top