Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật vụ mẹ "nhốt" con gái không cho đi học (4): Đừng tùy tiện "ném đá" người thân!

Thứ sáu, 09:52 23/12/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Trong sự việc bé gái 11 tuổi bị mẹ "nhốt" không cho đi học, dư luận đã đặt ra những câu hỏi mang tên "người thân": Tại sao gia đình lớn của mẹ con cháu H lại bỏ mặc họ suốt chừng ấy năm mà không tác động, giúp đỡ gì?.

Người thân từng bị xua đuổi

Kể cả chị N đã ly hôn chồng thì vẫn còn người thân ruột thịt, vậy họ ở đâu để tình trạng hai mẹ con chị "tự cô lập" diễn ra cho đến khi cháu H 11 tuổi? Đó là câu hỏi mà dư luận quan tâm bậc nhất với hoàn cảnh người mẹ có biểu hiện bệnh lý tâm thần phân liệt đang "nhốt" con gái không cho đi học, tiếp xúc xã hội.

Thậm chí, nhiều người còn bức xúc khi biết rằng bố mẹ, anh chị ruột của chị N hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều lần, hai anh trai và chị gái của chị N đã tìm đến căn hộ mẹ con chị sinh sống (trong đó anh trai lớn là người thường xuyên đến nhất) và bị chính em gái xua đuổi. Chị N cho rằng, gia đình là đối tượng có "âm mưu" chiếm đoạt tài sản và khiến cuộc sống của mình không hạnh phúc.

Bị xua đuổi, những lần gia đình tìm đến chị N ngày một thưa dần. Một số nhà báo, luật sư cũng xác nhận, anh chị ruột của chị N từng đi cùng họ lên UBND phường Hoàng Liệt để tìm hướng giải quyết nhưng dần rơi vào cảnh "lực bất tòng tâm".


Tiến sĩ Khuất Thu Hồng

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng

Trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội về hoàn cảnh của mẹ con chị N, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội) chia sẻ: "Câu chuyện này chứa đựng nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm, hành động. Xét về quyền trẻ em, từ những yếu tố căn bản nhất như được học hành, được tiếp xúc xã hội... thì cháu H đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng. Giả sử người mẹ bị tâm thần phân liệt đúng như nhận định của các nhân chứng khi tiếp xúc thì gia đình, xã hội cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ chị N trong quá trình điều trị."

Bà Hồng cho rằng việc tách hai mẹ con cần được cân nhắc vì có thể tình trạng sẽ trầm trọng hơn bởi từ nhỏ cháu H chỉ sống với mẹ, phụ thuộc vào mẹ. Việc điều trị cho chị N (nếu đúng chị mắc bệnh) và giúp cháu H được đến trường, tiếp xúc xã hội cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, chính quyền, các nhà chuyên môn, công tác xã hội...

Có thể, thời gian đầu cháu chưa thể đến trường, mẹ chưa thể đến viện điều trị được thì cũng cần tiếp xúc với mọi người để dần nhận thức, ổn định tinh thần, tâm lý... Đương nhiên, để thuyết phục một người mẹ đã "giữ con" trong tình trạng tâm lý bất thường đến tận năm con 11 tuổi là điều quá khó khăn nó đòi hỏi kỹ năng, sự khéo léo, phối hợp, không chạm tới giới hạn khiến họ cảm thấy bất ổn, tồi tệ.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng cũng cho biết thêm, sự việc này cần có một cơ quan như Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Sở Giáo dục & Đào tạo... đứng lên giải quyết, chịu trách nhiệm trực tiếp trong sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, cơ quan chức năng và cộng đồng.

"Với các trường hợp dạng này, giả sử gia đình hoàn toàn không phối hợp thì mức độ thành công rất thấp. Còn bỏ mặc hai mẹ con họ sống như vậy lại càng nguy hiểm hơn. Trường hợp cháu bé lớn lên, tự ý thức, phản kháng và giải quyết vấn đề cũng có thể xảy ra nhưng hiếm hoi, nguy hiểm và lỡ mất nhiều cơ hội phát triển. Trong quá trình làm việc, trải nghiệm tôi chưa gặp trường hợp tương tự thế này bao giờ. Nhiều người mẹ bị xung đột tâm lý, thần kinh từng giam giữ, bạo hành con một thời gian ngắn rồi bị phát hiện, can thiệp nhưng sự việc nêu trên đã kéo dài quá lâu, dai dẳng", bà Thu Hồng nhấn mạnh.

Không còn là chuyện ai đúng, ai sai...

Về sự việc của mẹ con cháu H, có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là tương lai, số phận của họ sẽ ra sao, nhất là với một đứa trẻ suốt 11 năm cuộc sống gần như chỉ quẩn quanh phía sau cánh cửa. Câu chuyện không đơn giản gói gọn trong những câu hỏi rằng ai sẽ bị xử lý, ai đúng ai sai, ai đáng bị "ném đá" mà hệ lụy của nó là một đứa trẻ không được sống, phát triển như một đứa trẻ bình thường và người mẹ bị cho là bệnh tật ấy khó có cơ hội được chữa trị, hòa nhập cộng đồng.

Đã có rất nhiều lời kêu cứu từ các hộ gia đình trong tòa nhà chung cư NƠ1A khi thấy chúng tôi đến tìm hiểu về cuộc sống của chị N và cháu H. "Hãy cứu lấy cháu bé!" - đó là lời yêu cầu, trông mong khẩn thiết của bất cứ người hàng xóm nào biết hoàn cảnh của họ dù trong lòng chẳng biết sự việc sẽ đi đến đâu bởi nó đã kéo dài quá nhiều năm.


Chị N mắng chửi những ai có ý định tiếp xúc với hai mẹ con

Chị N mắng chửi những ai có ý định tiếp xúc với hai mẹ con

Người bị nghi ngờ, "ném đá" nhiều nhất trong câu chuyện này là chồng cũ của chị N, tức bố đẻ của cháu H. Người đàn ông ấy sống tại Hà Nội, đã có gia đình riêng và dường như đứng ngoài lề câu chuyện. Tất nhiên, với cái nhìn của người ngoài cuộc, không ai có thể thấu rõ nội tình những mâu thuẫn, góc khuất trong mối quan hệ giữa chị N và chồng cũ, cháu H với bố đẻ. Chẳng ai thay bố cháu H trả lời câu hỏi vì sao anh không "cứu" con mình...

Tuy nhiên, trước giả thuyết vì chồng cũ của chị N đã có gia đình mới, lại không thể đối thoại với vợ cũ nên anh từ chối trách nhiệm với con, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng thẳng thẳn chia sẻ: "Anh ta không có quyền khước từ trách nhiệm! Nếu người mẹ không đủ khả năng nuôi con, có chứng nhận về bệnh lý và đứa trẻ chưa đến 18 tuổi thì dù bố cháu bé đã xây dựng gia đình riêng ẫn phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với con đẻ. Đây là quy định của luật pháp về hôn nhân, gia đình, bảo vệ quyền trẻ em. Nếu anh ta một mực lảng tránh, khước từ thì sự việc cần phải đưa ra pháp luật".

(còn nữa...)

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 7 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 9 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 9 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 13 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top