“Sữa nhà nghèo” vẫn đắt hàng
GiadinhNet - Mặc dù đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi dùng sữa bột cân không nhãn mác, xuất xứ, nhưng tại Hà Nội và TPHCM tuy không còn công khai nhưng loại sữa “nhiều không” này vẫn được bày bán, người tiêu dùng vẫn dễ dàng mua.
![]() |
Sữa cân không nhãn mác được người bán cho biết là “sữa nhập ngoại”. Ảnh: H. Phương |
Nhiều khả năng có chất gây bệnh tim mạch chứa trong loại sữa này
Mặc dù cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra cảnh báo chính thức về loại sữa bột ký, vốn đang là nguồn sữa duy nhất cho nhiều trẻ có bố mẹ thuộc diện thu nhập thấp, song một số xét nghiệm trên các mẫu sữa bột ký được Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm tại TPHCM cho thấy: Nhiều khả năng có chất gây các bệnh về tim mạch có trong loại sữa này. Hiện không ít bậc làm cha mẹ tại TPHCM đang hồi hộp, lo lắng về sản phẩm sữa bột ký. Hồi hộp chờ các cảnh báo chính thức từ cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, còn lo lắng vì nếu loại sữa bột ký này bị cấm hẳn thì không biết họ sẽ cho con mình uống gì vì làm sao có tiền mà mua sữa hộp?! |
Tại phố Hàng Buồm - một trong những “thiên đường sữa” của Hà Nội, khác với việc bày bán công khai trước đây, sữa cân giờ được các chủ cửa hàng cất khá kỹ, chỉ khi nào có khách hỏi, họ mới mang ra giới thiệu. Chủ một cửa hàng cho biết, có nhiều loại sữa bán theo cân nhưng cửa hàng của chị chủ yếu bán hàng “New Zeland”. Đây là loại sữa được đóng 25kg/bao. Tuy nhiên do nhu cầu bán lẻ nhiều nên họ chia nhỏ thành các bịch có trọng lượng 1kg/túi, bán với giá 60.000 đồng/kg.
Theo quan sát của chúng tôi, đây là loại sữa màu trắng ngà, được đóng trong túi nilon trong suốt, buộc bằng dây chun và không hề có nhãn mác, xuất xứ cũng như hạn sử dụng. Một chủ cửa hàng mau mắn “tiếp thị”: “Chất lượng của sữa cân chẳng kém gì sữa hộp sắt, lại rất thơm ngon! Chị vẫn bán đều đều đấy”(!?). Khi chúng tôi thắc mắc về hạn sử dụng, người phụ nữ này cho biết: “Hạn sử dụng chỉ được in trên bao bì của bao sữa nguyên bản loại 25kg, tuy nhiên, “đát” cũng dài lắm, dùng vô tư đi. Chị bán hàng phải giữ chữ tín chứ”(?!).
Còn một chủ cửa hàng khác chia sẻ “bí quyết”, sữa quá hạn sẽ bị vón cục nên người tiêu dùng cứ “an tâm” bởi sữa cân được bán tại đây vừa tơi xốp, vừa thơm ngon, bấy lâu nay vẫn được bán cho rất nhiều người mà chưa có vấn đề gì xảy ra. Ở đây, có rất nhiều loại sữa cân nhưng để “đảm bảo chất lượng” nên cửa hàng cũng chỉ bán loại sữa “New Zeland”. Nếu khách mua với khối lượng lớn từ 1 bao trở lên sẽ được bán với giá 55.000 đồng/kg. Theo các chủ cửa hàng thì giá sữa cân nhập khẩu rẻ vì chỉ sử dụng bao bì giấy trong khi các loại sữa khác mất quá nhiều chi phí vào khâu in ấn, đóng hộp.Việc vận chuyển các loại sữa đóng bao cũng thuận tiện hơn nên chi phí giảm. Tuy nhiên, đa phần các cửa hàng đều khá cẩn trọng, họ thường chỉ cho khách xem sữa đã đóng trong túi nhỏ.
Sau những cảnh báo từ giới truyền thông về sữa bột ký không nhãn mác bán tràn lan tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) hôm 27/10, tiểu thương tại các chợ trên địa bàn “chối đây đẩy” khi người mua hỏi thăm về loại sữa “con nhà nghèo” này.
Sáng 27/10, chúng tôi theo chân chị Huỳnh Thanh Ngân, một công nhân trú tại quận10, đến chợ Hòa Hưng hỏi mua sữa bột bán ký. Chủ tiệm bán sữa lắc đầu quầy quậy: “Không có, không có, cả chợ này không ai bán loại sữa đó cả”. Ở các chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận), chúng tôi được người dân xung quanh chỉ dẫn “Ở đó có bán đủ loại sữa ký cho trẻ em và cả người già” nhưng khi hỏi mua thì kết quả cũng tương tự. Ngay tại chợ Bà Chiểu - nơi vài ngày trước bày bán tràn lan loại sữa này thì hôm 27/10 cũng “sạch bóng”. Hai chợ đầu mối Bình Tây và Kim Biên, nơi “cực nhạy” với thông tin an toàn vệ sinh thực phẩm thì đến người quen cũng “lùng hàng” không ra.
![]() |
Sữa bột đóng thành bao 25kg với thông tin sơ sài được các tiểu thương tại chợ Bình Tây - TPHCM mua về bán lẻ từng kg theo yêu cầu của các bậc cha mẹ có thu nhập thấp. Ảnh: P.V |
Một tiểu thương tại chợ Bình Tây (cách đây vài năm từng kinh doanh loại sữa này nhưng nay chỉ bán loại sữa bột để dùng làm trà sữa) cho biết: “100% mặt hàng sữa ký có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tiểu thương mua sữa bột trong bao to về rồi bán lẻ theo yêu cầu người mua...”. Còn về chất lượng thì cả người mua lẫn tiểu thương đều “mù tịt”.
“Hồi trước đa phần người mua ở chợ Bình Tây là khách mua sỉ về các tỉnh lẻ phân phối lại. Sau này TPHCM có đông công nhân nhập cư, thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên họ phải bấm bụng mua sữa ký cho con uống. Những bà mẹ công nhân tự giới thiệu cho nhau loại sữa rẻ tiền này, rồi chỉ nhau chỗ mua. Hồi tôi còn bán cũng gặp vô số bà mẹ công nhân dẫn nhau ra mua như thế...”, người “giải nghệ” nghề bán sữa bột ký chia sẻ.
Trong khi lời khuyên, cảnh báo từ giới chuyên môn về rủi ro, nguy hại của sữa bột ký đang đầy ắp trên các phương tiện truyền thông thì nhiều ông bố bà mẹ lại lo vấn đề khác: “Chưa biết thế nào nhưng trước mắt nếu con mình không uống loại sữa đó thì uống sữa gì bây giờ? Thằng cu nhà tôi vẫn uống mà có thấy sao đâu?! Nếu không còn ai bán nữa thì con tôi cũng đành nhịn sữa luôn. Làm sao mà mua được sữa hộp với tiền lương công nhân như vợ chồng tôi. Ước chi sữa bột hộp rẻ bằng giá sữa bột ký…”, anh Lê Hoài Đức, một người Nghệ An vào làm công nhân ở quận 9 bộc bạch.
Sáng 24/10, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố thuộc Sở Y tế TPHCM đã “tung quân” rà soát, giám sát nhiều ngôi chợ trên địa bàn để nắm bắt các vấn đề liên quan đến sữa bột ký như truyền thông từng phản ánh. “Với các kết quả giám sát cụ thể trên nhiều chợ ở TPHCM, chúng tôi sẽ có đề xuất, kiến nghị kịp thời đến Ban Chỉ đạo liên ngành về vấn đề chất lượng sữa bột bán ký”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng cho biết.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 22 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.