Suýt mất chân, mất mạng vì phòng bệnh sai cách
GiadinhNet - Các bệnh viện tuyến Trung ương vẫn thường xuyên tiếp nhận và “giải quyết hậu quả” cho những bệnh nhân vì tự ý dùng các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ đắt tiền để phòng, chữa bệnh. Tuy nhiên, phòng đâu chưa thấy, bệnh nhân đã suýt lãnh hậu quả nghiêm trọng.

Cán bộ y tế chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: TL
Dùng sản phẩm tiền triệu, suýt mất bàn chân
Ông P.V.P (52 tuổi, ở Bắc Kạn) bị tiểu đường 10 năm nay. Ông thường xuyên có cảm giác tê bì, nhức mỏi tay chân, cơ thể luôn mệt mỏi và khó chịu. Cách đây hai tháng, ông P được người thân mua tặng bộ đèn đá muối đặt chân, được quảng cáo sẽ đẩy lùi các triệu chứng tê bì, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn… Tuy nhiên, dùng mãi, cảm giác tê bì không thuyên giảm, mới đây ông còn phải nhập viện vì bàn chân bỏng loét sâu, nặng cũng chỉ vì… xông đèn đá muối đắt tiền vừa được tặng.
Ông P kể lại, bình thường ông bật đèn sưởi trong khoảng thời gian 20 – 30 phút để đá nóng lên, sau đó mới đặt chân vào. Lần này, do quên nên thời gian bật đèn kéo dài khoảng 40 phút. Trong lúc đặt chân, ông hoàn toàn không có cảm giác bất thường, đến khi bỏ ra mới phát hoảng vì toàn bộ phần da ở lòng bàn chân đã đỏ rực và phồng rộp lên. Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương phải cắt lọc vết thương, thay rửa và sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân P song song với việc điều trị đường huyết.
Một bệnh nhân khác cũng vì sử dụng đèn sưởi đá muối đắt tiền là ông L.P.N (ở Ba Vì, Hà Nội) bị tiểu đường 7 năm. “Do không cảm nhận được nhiệt độ nên tôi chỉ thường bật đèn sưởi theo thói quen, nếu lần vừa rồi vợ tôi không vô tình kiểm tra lại thì có lẽ chân tôi cũng đã bị bỏng nặng vì loại đèn này”, ông N nói.
Tại Khoa Chăm sóc bàn chân, mỗi tháng các bác sĩ thường phải tiếp nhận và xử lý 2-3 ca mắc tiểu đường bị bỏng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp do ngâm, sưởi chân.
Trên các trang web bán hàng qua mạng, đèn sưởi đá muối được rao bán với giá không rẻ, tuỳ theo trọng lượng đá, hãng sản xuất, trung bình từ 500.000 đồng đến 2 - 3 triệu đồng/chiếc, thậm chí có loại còn đắt hơn. Các sản phẩm được quảng cáo ngoài công dụng như: Ngủ ngon, giảm đau do viêm khớp, táo bón… còn có thể điều trị chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường do làm cân bằng ion âm dương, “đả thông kinh mạch” trong cơ thể. BS Nguyễn Ngọc Thiện - Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) khuyến cáo, các bệnh nhân tiểu đường không nên áp dụng những sản phẩm này để điều trị triệu chứng tay chân tê bì. “Người mắc tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp. Do vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ, một lần không có người thân kiểm soát giúp nhiệt độ là có thể dẫn tới bỏng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe”, BS Ngọc Thiện nói.
Cũng theo BS Ngọc Thiện, hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám khi đã có biến chứng nặng, do đó quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều so với các vết bỏng thông thường. Các bác sĩ không chỉ tích cực cắt lọc, chăm sóc vết thương hoại tử mà còn phải kiểm soát đường huyết cũng như dùng thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng vùng tổn thương kích thích da tự mọc, hạn chế tối đa xuất hiện thêm vết thương. Thực tế, không ít bệnh nhân vì nhập viện muộn hoặc sử dụng thuốc Nam để chữa trị khiến vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hoại tử trên vùng rộng và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Suýt mất mạng vì loại thuốc “thần dược” cho não
Đầu tháng 4/2018, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) tiếp nhận N.V.H (65 tuổi, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) trong tình trạng xuất huyết dưới da, nghi ngờ sốt xuất huyết. Ông H được tiến hành các xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy khả năng đông máu giảm, tình trạng xuất huyết dưới da ngày càng nặng, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ thể kèm theo biểu hiện suy gan. Ông H chia sẻ, trước đó khoảng 3 tuần, bệnh nhân có uống một liều An cung ngưu hoàng hoàn để phòng tai biến.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, trước đây đã có những trường hợp uống An cung ngưu hoàng hoàn gây giảm đông máu, nhưng chỉ biểu hiện trên xét nghiệm các chỉ số đông máu giảm, chưa từng có trường hợp nào gây chảy máu nghiêm trọng như ca bệnh này. Tại Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai), PGS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa cho biết, Khoa Hồi sức tích cực từng gặp nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhưng gia đình lại cho uống An cung ngưu hoàng hoàn khiến bệnh nhân chảy máu ồ ạt, bác sĩ cũng không thể cứu được người bệnh. Trường hợp cứu được thì di chứng để lại rất nặng nề.
Theo BS Trung Cấp, việc uống An cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng tai biến mạch máu não là… hoang đường. Bởi nó là một loại thuốc, phải có chỉ định dùng và trong trường hợp bị tai biến nhồi máu chứ không phải uống nó sẽ có tác dụng phòng tai biến. Về lý thuyết, tai biến nhồi máu não có thể cải thiện lâm sàng do thuốc làm giảm yếu tố đông máu. Còn trong trường hợp ngược lại, bị tai biến xuất huyết não, uống An cung ngưu hoàng hoàn càng nguy hiểm vì gia tăng chảy máu.
Ngay trong trường hợp tai biến nhồi máu não, có đông tắc mạch, việc tùy tiện dùng thuốc rất nguy hiểm. Bởi nếu vùng nhồi máu quá lớn, khi dùng an cung sẽ gây nguy cơ chảy máu bên trong vùng nhồi máu làm chảy máu thêm trầm trọng hơn.
Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đây là các thuốc Đông y có thành phần gồm các vị dược liệu và phải được sử dụng, kê đơn của các thầy thuốc Đông y. Hướng dẫn này chỉ định An cung ngưu hoàng hoàn dùng cho các trường hợp sốt cao co giật, hôn mê, mê sảng; hôn mê do trúng phong (viêm não, viêm màng não, xuất huyết não thể bế chứng: Có sốt cao, huyết áp tăng…).
An cung ngưu hoàng hoàn có công năng thanh nhiệt, giải độc, chấn kinh, khai khiếu. Thuốc này chống chỉ định: Tai biến mạch máu não, viêm não thể thoát chứng và thể chảy máu vào não thất của tai biến mạch máu não, người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai; người suy giảm chức năng gan, thận. Thận trọng ở bệnh nhân có tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Các chuyên gia lưu ý, An cung ngưu hoàng hoàn trên thị trường có nhiều loại, nhiều nước sản xuất, chất lượng khác nhau. Do thuốc nổi tiếng, giá trị lớn (có những loại vài triệu đồng/hộp 10 viên) nên hàng giả, hàng kém chất lượng nhiều. Người dân tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc và phải có nhãn phụ tiếng Việt. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý uống thuốc An cung ngưu hoàng hoàn mà phải có chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền.
Quỳnh An

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 4 giờ trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 12 giờ trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 4 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 4 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.