Tác hại không ngờ đến từ những chiếc bông tắm
GiadinhNet - Nghiên cứu từ các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, những loại bông tắm thường sở hữu 2 loại vi khuẩn chính là Acinetobacter và Candida. Trong khi Acinetobacter có khả năng gây ra hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa ngoài da, Candida lại là thủ phạm của những cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn dùng bông tắm?
Thông thường, các loại bông tắm có công dụng để kì cọ và tẩy sạch da chết. Tuy nhiên, trên thực tế 98% các bác sĩ da liễu khuyên chúng ta không nên sử dụng bông tắm.
Theo tiến sĩ y khoa kiêm bác sĩ da liễu Matthew Knight, tại Học viện Knight Dermatology (Anh) cho hay, những chiếc bông tắm tồn tại rất nhiều tế bào chết sản sinh trong quá trình cọ rửa và tắm gội. Với việc hiện diện trong môi trường ẩm ướt, bí khí, thuận lợi cho việc phát triển nấm ngứa, đây là mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều loại vi khuẩn phát triển.
Trong một nghiên cứu gần đây đăng tải trên Tuần báo Y khoa thường thức, các nhà khoa học đã chỉ ra những vi khuẩn tồn tại trong bông tắm vô cùng đa dạng về chủng loại và hình thức. Thậm chí chúng còn "sở hữu" khả năng phát triển và sinh sản vượt bậc vào ban đêm.
Bạn dễ dàng gặp những vấn đề về da như ngứa ngáy và khó chịu khi sử dụng những chiếc bông tắm này bởi vi khuẩn có khả năng thâm nhập qua da mạnh mẽ. Đây cũng là nguyên nhân phần lớn các chuyên gia khuyến khích nên hạn chế và loại bỏ thói quen sử dụng bông tắm nếu có thể.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, những loại bông tắm thường sở hữu 2 loại vi khuẩn chính là Acinetobacter và Candida. Trong khi Acinetobacter có khả năng gây ra hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa ngoài da, Candida lại là thủ phạm của những cơn ngứa ngáy, khó chịu bởi khả năng kích ứng da, tạo nên những khu vực sưng đỏ.
Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyến cáo người dùng nên thay bông tắm lâu nhất là 3 tuần một lần. Tuy nhiên, đây hẳn không phải tin vui cho những tín đồ sở hữu thói quen sử dụng bông tắm. Một số khác lại cảm thấy điều này quá lãng phí khi những chiếc bông tắm mới sử dụng được vài tuần đã bị thải loại khi chưa có dấu hiệu hư hỏng.
Đống da chết của bạn sẽ đi về chính cái bông tắm bạn dùng để cạo chúng đi
Hơn thế nữa, nhiều người có thói quen tắm xong thì treo luôn cái bông tắm lên móc treo tường. Và vô tình, bạn đã đặt nó trong một môi trường ẩm ướt, cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc và men phát triển.
Hậu quả là gì?
Các vi khuẩn này cứ tích tụ từng ngày trong môi trường ẩm ướt lí tưởng, chúng làm cho da chết lên men và vi khuẩn càng ngày càng nhiều.
Nếu bạn vừa tẩy lông trước khi dùng bông tắm, tất cả những thứ dơ bẩn đó nhanh chóng xâm nhập vào các vết thương hở li ti, dẫn tới nhiễm trùng da. Đỡ hơn thì bạn chỉ bị nổi ít mụn lưng, mẩn đỏ hay ngứa ngáy.
Thực tế, dùng bông tắm sẽ không hại gì, nếu bạn có thể đảm bảo được chuyện vệ sinh cho nó. Để làm cho nó sạch, bạn cần phải làm cho nó khô và tránh càng xa càng tốt môi trường phòng tắm ẩm ướt.
Những cách hạn chế vi khuẩn cho chiếc bông tắm
Trong khi không ít người vẫn đang tranh cãi về vấn đề này, các nhà khoa học đề xuất cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là tập dần thói quen không sử dụng bông tắm hoặc tiến hành thay bông tắm một cách đều đặn. Nếu muốn tiết kiệm, các bước vệ sinh sau sẽ hạn chế sự sản sinh của vi khuẩn, giúp bạn có thể sử dụng khăn tắm trong thời gian dài hơn mà vẫn đảm bảo sự an toàn của cơ thể trước các nguy cơ nấm ngứa :
1, Làm khô bông tắm sau khi sử dụng
Đưa vật dụng dễ bị vi khuẩn trú ngụ này ra khỏi nơi ẩm ướt và làm khô chúng sẽ cải thiện vệ sinh đáng kể cho những chiếc bông tắm. Dược sĩ Straw Senda tại Hiệp hội Y khoa Trung ương Pháp cho biết, giữ cửa sổ và cửa phòng tắm mở sẽ giúp không khí trong phòng thoáng mát mà không bị bí và ẩm ướt. Ngoài ra, bạn còn có thể vệ sinh những bông tắm này sau khi sử dụng bằng xà phòng, chúng sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tích tụ trong khu vực này. Bạn cũng đừng quên phơi khô sau khi vệ sinh chúng nếu không muốn công sức bỏ ra trở nên vô nghĩa.
2. Thay thế bông tắm đã cũ
Nếu bông tắm của bạn bốc mùi khó chịu, đừng tốn công vệ sinh chúng mà hãy mạnh dạn thay mới. Chuyên gia y sinh Centant Dery cho hay, nấm ngứa và vi khuẩn khi phát triển có khả năng sản sinh mùi khó chịu và tốn nhiều công sức để loại bỏ chúng. Thậm chí, kể cả khi bạn đầu tư nhiều xà phòng để vệ sinh, kết quả cũng không hoàn toàn tuyệt đối. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là thay bông tắm mới.
3. Sử dụng chất tẩy
“Thuốc tẩy có thể được sử dụng làm chất loại bỏ vi khuẩn hiệu quả” - chuyên gia Dery cho biết. Tuy có khả năng diệt vi khuẩn mạnh nhưng quá trình này khá nhàm chán và mất khá nhiều thời gian. Bạn nên cân nhắc thay thế bông tắm mới nếu công sức bạn bỏ ra quá lớn.
4. Chọn lựa chất liệu bông tắm tốt
Trên thực tế, chất liệu không quyết định loại bông tắm nào ít bị vi khuẩn trú ngụ hơn. Tuy nhiên, những vật liệu sở hữu sợi ni lông cao sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc vệ sinh bởi chỉ cần quẳng chúng vào đống quần áo cũ và máy giặt sẽ lo phần còn lại. Tần suất vệ sinh càng lớn đồng nghĩa với việc những nguy cơ viêm nhiễm nấm ngứa sẽ càng giảm.
Ngoài ra, bạn có thể dùng lò vi sóng để làm sạch bông tắm. Lò vi sóng là một trong số những phương án đáng để bạn thử. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Talinut Strange tại Trung tâm hóa chất và vật liệu Schenal (Pháp) khuyến cáo, bạn không nên áp dụng phương pháp làm sạch này với những loại bông tắm làm từ nhựa tổng hợp bởi chúng sẽ gây cháy nổ.
Hãy thay bông tắm thường xuyên và giữ cho chúng thật sạch. Thay bông tắm sau mỗi 3 - 4 tháng. Sau khi dùng xong và hãy treo chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo. Còn nếu chúng có mùi khó chịu hay nhìn có vẻ "tơi tả" quá, thì bạn hãy bỏ chúng đi để thay bông tắm mới.
Phạm Hậu (th)
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 59 phút trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 4 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 5 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 7 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 11 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 13 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.