Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tắc ruột vì ăn quá nhiều quả hồng, măng

Thứ sáu, 15:00 05/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - n Phương Thuận Gần đây, đã có một số người do ăn quả hồng giòn dẫn đến tắc ruột phải phẫu thuật. Theo các chuyên gia, không chỉ quả hồng mà một số loại trái cây có nhiều bã xơ, măng… cũng dễ gây tắc ruột nếu ăn nhiều.

 

 

Không nên ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là lúc đang đói. 	Ảnh: T.L
Không nên ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là lúc đang đói. Ảnh: T.L

 

Nhập viện vì ăn hồng giòn

Khoa Ngoại tiêu hóa (Bệnh viện  Trung ương Huế) đã tiếp nhận 7 trường hợp bị tắc ruột do bã thức ăn mà nguyên nhân chính là do ăn quả hồng giòn. Các bệnh nhân vào viện đều chung triệu chứng đau bụng, buồn nôn, bí trung đại tiện. Qua siêu âm và nội soi, các bác sỹ phát hiện bị tắc ruột do bã thức ăn. Các bệnh nhân đã phải phẫu thuật.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Thúy Vinh – Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E cho hay, đã từng cấp cứu vài trường hợp tắc ruột do ăn quả hồng. Bình thường bằng nội soi vẫn có thể cắt nhỏ khối bã thức ăn này, nhưng do bã thức ăn kết chặt thành một khối rắn nên phải phẫu thuật. Tắc ruột nếu không được xử lý kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nặng như hoại tử ruột, viêm phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, theo TS Vinh không phải ai ăn hồng giòn cũng đều bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột – đại tràng, tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày.

ThS. BS Doãn Thị Tường Vi -  Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) khẳng định, hồng giòn là trái cây rất tốt về mặt dinh dưỡng. Hồng cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, đường (100g hồng có 8,6g gluxit). Ngoài ra, trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tanin – chất chát và chất pectin. Khi ăn hồng xanh hoặc độ chín chưa tới, người ăn thường thấy có vị chát. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tanin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa… Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

“Nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng lại biến thành chất hại cơ thể. Vì vậy, chỉ nên ăn hồng vào lúc no. Khi ăn không nên dùng chung với những thực phẩm quá nhiều chất đạm khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm. Đối với người hay táo bón, hệ tiêu hóa không tốt; trẻ nhỏ ăn vội, nhai không kỹ hoặc người đã có tổn thương ruột, có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này. Nếu có ăn cũng nên ăn ít hoặc chuyển sang ăn hồng chín sẽ tốt hơn. Đặc biệt, người cao tuổi răng yếu, nhai không kỹ, nhu động ruột và tuyến nước bọt giảm nên khi ăn quả hồng sẽ càng làm cho nhu động ruột chậm hơn. Thực phẩm dễ tạo thành những cục đông vón thành bã thức ăn, khi không thải được ra ngoài dễ làm tắc ruột”, ThS.BS Doãn Thị Tường Vi khuyến cáo.

Phòng tránh tắc ruột

Theo TS Nguyễn Thúy Vinh, ngoài yếu tố do thức ăn không được nghiền nát trước khi di chuyển vào dạ dày và đường tiêu hóa, tắc ruột do u bã thức ăn xảy ra còn phụ thuộc vào thói quen ăn, đặc điểm từng loại thực phẩm. Một số loại quả chát, các đồ ăn có nhiều chất bã xơ như hồng xiêm, măng, sung, mít, ngô... cũng dễ hình thành u bã thức ăn. Khi chúng xuống ruột rất dễ vo tròn thành cục, gây tắc ruột, trướng hơi. Bởi vậy, mọi người không nên ăn quá nhiều một lúc nhất là khi đói.

Các chuyên gia khuyến cáo, chất tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ. Khi ngâm hồng để khử vị chát không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Bởi vậy khi ăn cần gọt bỏ vỏ.

Nếu tắc ruột do bã thức ăn không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể sẽ dẫn trẻ em đến những biến chứng khó lường như nôn mửa nhiều, đau bụng dữ dội nếu biến chứng tắc ruột hoặc thủng ruột. Nhẹ hơn trẻ có thể ăn kém hay bỏ ăn, mất nước, sụt cân, viêm ruột...

Để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa và tránh tắc ruột, mọi người cần lưu ý khi ăn uống nên nấu chín, ninh nhừ thức ăn cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, thức ăn không quá nhiều rau quả có tanin và hàm lượng chất xơ cao, nhất là những người có tiền sử bệnh lý răng miệng, bệnh đường tiêu hóa hay đã phẫu thuật dạ dày, ruột... Khi có những dấu hiệu bệnh lý hệ tiêu hóa cần đi khám để chẩn đoán sớm, tránh những bệnh có thể gây hẹp ruột. Sau khi ăn nếu phát hiện thấy đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiêu, cần đến ngay bệnh viện để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

 

“Khi ăn quả hồng, chỉ nên ăn vào lúc no. Không nên dùng chung hồng với những thực phẩm quá nhiều chất đạm khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm.

Đối với người hay táo bón, hệ tiêu hóa không tốt, trẻ nhỏ ăn vội, nhai không kỹ hoặc người đã có tổn thương ruột, có tiền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này. Nếu có ăn cũng nên ăn ít hoặc chuyển sang ăn hồng chín sẽ ngon và tốt hơn.

Đặc biệt là những người cao tuổi răng yếu, nhai không kỹ, nhu động ruột và tuyến nước bọt giảm nên khi ăn quả hồng sẽ càng làm cho nhu động ruột chậm hơn. Thực phẩm dễ tạo thành những cục đông vón thành bã thức ăn, khi không thải được ra ngoài dễ làm tắc ruột”.

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi

 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 4 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 6 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 6 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 20 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top