Tại sao Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lại “lỡ hẹn”?
GiadinhNet - Góp ý cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, thời hạn áp dụng chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT để đảm bảo tính khả thi và chất lượng chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ tiếp tục lùi thời gian để điều chỉnh, bổ sung trước khi áp dụng đại trà. Ảnh minh họa: Q.Anh
Lùi thời gian thực hiện
Chiều ngày 21/11, ông Phan Thanh Bình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo Báo cáo Giải trình, các đại biểu thống nhất cao với sự cần thiết phải điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới để bảo đảm tính khả thi và chất lượng chương trình.
Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội; gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Theo đó, về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; đa số đại biểu Quốc hội đồng ý lùi thời gian thực hiện Nghị quyết 88 và thay đổi triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu tuần tự.
Về thời điểm bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, có hai loại ý kiến: Nhiều đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất, bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019 -2020, lùi một năm so với thời gian quy định trong Nghị quyết 88 (Phương án 1). Tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020 - 2021, lùi 2 năm (Phương án 2) vì thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai chương trình.
Căn cứ ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới với hai phương án nêu trên. Kết quả có 412 đại biểu Quốc hội cho ý kiến, trong đó: Phương án 1 (lùi 1 năm): Có 193 đại biểu đồng ý, chiếm 46,84% số đại biểu trả lời và chiếm 39,31% tổng số đại biểu Quốc hội. Phương án 2 (lùi 2 năm): Có 208 đại biểu đồng ý, chiếm 50,49% số đại biểu trả lời và chiếm 42,36% tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả lấy phiếu xin ý kiến cho thấy, cả hai phương án, chưa có phương án nào có trên 50% tổng số đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến. Điều này thể hiện sự cân nhắc thận trọng của các đại biểu đối với thời gian cần thiết để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Áp dụng chậm nhất từ năm 2020
Từ kết quả nêu trên, Quốc hội quyết định thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí. Bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Về vấn đề lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho biết, việc tạm lùi thời gian thực hiện trương trình, sách giáo khoa mới cho thấy sự cân nhắc thận trọng của các đại biểu đối với thời gian cần thiết để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Nhưng cũng mong hạn chế kéo giãn thời gian cũng như yêu cầu sử dụng kinh phí khi thực hiện chương trình phải hiệu quả, thiết thực.
Đồng tình với việc cần kéo dãn thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thế, ông Trần Tuấn Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cho biết: “Để có thể triển khai Chương trình mới từ năm học 2018 - 2019, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội, nhất là ý kiến của các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín; bổ sung, điều chỉnh nội dung phù hợp, hoàn thiện để sớm ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể chính thức để các cơ sở giáo dục có căn cứ chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình mới một cách tốt nhất. Do đó, việc lùi thời gian áp dụng tới năm học từ 2020 trở đi là hoàn toàn phù hợp”.
Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, ngày 21/11, Quốc hội đã bỏ phiếu, quyết định thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT.
Quang Anh

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 7 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Đã bắt được nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở ở Sơn La
Xã hội - 8 giờ trướcCông an tỉnh Sơn La đã bắt giữ nghi phạm Tòng Văn Vương (SN 2005, trú tại xã Pi Toong, huyện Mường La) vì liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở.

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám, chữa bệnh người đàn ông ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng và buộc xin lỗi.

Hoa hậu Thùy Tiên 'đút túi' gần 7 tỷ đồng nhờ bán kẹo Kera
Xã hội - 8 giờ trướcCơ quan công an xác định, Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên được trả hoa hồng gần 7 tỷ đồng.

Hà Nội: Kịp thời khống chế đối tượng nghi 'ngáo đá' hành hung người đi đường
Xã hội - 9 giờ trướcCảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã kịp thời khống chế đối tượng nghi "ngáo đá" có hành vi manh động, tấn công người đi đường tại phố Lê Trọng Tấn.

Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Xã hội - 9 giờ trướcNghị định số 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng vừa được Chính phủ ban hành, trong đó nêu rõ lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng.

Cả nước nhiều nơi mưa to, nguy cơ lũ quét và sạt lở trên 50 huyện ở 8 tỉnh
Xã hội - 9 giờ trướcDự báo trong những giờ tới, nhiều tỉnh, thành trên cả nước tiếp diễn mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở ở 8 tỉnh.

Thí điểm Viện kiểm sát Nhân dân khởi kiện án dân sự
Xã hội - 9 giờ trướcViện trưởng VKSND Tối cao cho biết, sẽ thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nghệ An: Thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, giải toả nút thắt tại Quốc lộ 7
Xã hội - 9 giờ trướcViệc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu vượt đường sắt Km2+415 là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7.

Khởi tố Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên và một số đối tượng trong Công ty CP Asia Life
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế năm 2021, Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam với vai trò đồng phạm với các bị can thuộc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng khởi tố bị can đối với 04 đối tượng là lãnh đạo trong Công ty CP Asia Life.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.