Tái tạo vòng 1, đem lại tự tin cho bệnh nhân ung thư vú
Với gần 25.000 trường hợp mới phát hiện, bệnh ung thư vú đã vượt qua ung thư gan để dẫn đầu về số ca mắc mới tại Việt Nam. Bên cạnh điều trị bệnh, việc nâng cao chất lượng sống của người bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực
Nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú trong một lần khám tổng quát tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chị Trần Ngọc Vân (36 tuổi) đã vô cùng bàng hoàng. Đang làm người mẫu ảnh, nên việc phải cắt bỏ một phần ngực để điều trị ung thư vú là điều khiến chị Vân lo lắng.
Sau thời gian điều trị ổn định bệnh, chị được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt tuyến vú kết hợp tạo hình tuyến vú 2 bên bằng túi độn. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, chị Vân vui mừng khi biết vừa điều trị bệnh mà vẫn giữ được vẻ đẹp của mình.
Tuyến vú sau khi cắt bỏ đã được tái tạo thẩm mỹ hoàn chỉnh, giúp chị không phải trải qua cảm giác khuyết thiếu một phần cơ thể.
"Sinh hoạt của tôi gần như không bị xáo trộn. Tôi vẫn tự tin để tiếp tục công việc sau khi phẫu thuật, chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng gì nhiều. Những suy nghĩ tiêu cực khi mới phát hiện bệnh cũng được xoá bỏ", chị Vân tâm sự.
Cũng như chị Vân, chị Nguyễn Thanh Thuý từng nghĩ mình đã mất tất cả khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán mắc ung thư vú. Nhờ sự động viên của gia đình, bạn bè và tư vấn của bác sĩ, chị Thuý đã bước vào ca phẫu thuật cắt bỏ phần vú trái để tránh ung thư di căn.
Một năm sau, chị tiếp tục thực hiện phẫu thuật tái tạo bầu ngực. Theo chị Thúy, dù trong suốt hành trình điều trị, chiến đấu với ung thư, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn bên cạnh động viên, quan tâm, chăm lo nhưng chị vẫn không thể vượt qua được cảm giác tự ti mỗi lần nhìn vào bên ngực bị cắt.
Có thời điểm, chị đã phải nhét giẻ và khăn vào một bên áo ngực. Khi tái tạo bầu ngực từ chính vạt da mỡ bụng sổ sau sinh, chị thấy hạnh phúc vô cùng.

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, phẫu thuật tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú. Ảnh: BSSCC
"Việc điều trị phải hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh"
Theo TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), ung thư vú ngày càng trẻ hóa và gia tăng do liên quan đến nhiều vấn đề như áp lực công việc, áp lực xã hội làm cho rối loạn nội tiết.
Điều trị ung thư chỉ là giải quyết vấn đề thời gian sống cho người bệnh. Còn tạo hình là một trong những vấn đề đáp ứng được chất lượng sống cho người bệnh. Bệnh nhân có thể tự tin, có chất lượng cuộc sống tốt khi chúng ta kết hợp giữa điều trị ung thư và tạo hình”.
TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai)
Trước đây, các bệnh nhân ung thư vú ít được quan tâm tới việc tái tạo tuyến vú, phần lớn vì điều trị ung thư đã khiến họ quá mệt mỏi. Tuy nhiên hiện nay, để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú, vấn đề này đã được quan tâm nhiều hơn.
Theo PGS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe, có nhu cầu làm phẫu thuật tạo hình vú, tình trạng ổn định thì có thể tiến hành phẫu thuật tái tạo vú.
Hiện tại, phẫu thuật này có thể chia thành 2 nhóm là phẫu thuật bằng chất liệu nhân tạo và chất liệu tự thân. Đối với phẫu thuật bằng chất liệu nhân tạo, trong trường hợp bệnh nhân có cắt vú bảo tồn, thì có thể đặt túi độn ngực.
Phương pháp này có thể tiến hành ngay tức thì hoặc sau khi bệnh nhân đã ổn định. Còn phương pháp bằng chất liệu tự thân, có thể lấy da từ thành bụng, từ đằng sau lưng, từ mông, hoặc có thể là mặt trong đùi để tái tạo.
"Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Chất liệu tự thân có ưu điểm là mềm mại, không có phản ứng đào thải. Chất liệu tự thân cũng có sự chống chịu rất tốt với xạ trị. Những nguy cơ, biến chứng, hay sự rủi ro sau phẫu thuật cũng hiếm khi xảy ra", bác sĩ Việt Dung cho biết.
Với những trường hợp bệnh nhân ung thư vú được phát hiện sớm, việc tạo hình đồng thời ngay trên bàn mổ cùng một lần với phẫu thuật cắt ung thư vú sẽ tiết kiệm được thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Việt Dung nhấn mạnh: "Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân không phải chịu một khoảng thời gian sống với cảm giác tâm lý tự ti do thiếu khuyết một bên vú. Nhóm bệnh nhân này sẽ được trở về với cuộc sống sinh hoạt thường ngày sớm hơn".

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.