Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tắm cho trẻ con thế nào trong trời rét buốt?

Thứ tư, 09:01 31/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Lạnh giá thế này tắm không đúng cách khiến con rất dễ bị ốm. Nhưng không tắm thì con hôi, bẩn, chậm lớn, dễ sinh bệnh, nhất là bệnh ngoài da... Nhiều mẹ loay hoay về cách tắm sao cho con vừa ấm, vừa sạch, vừa không lo ốm.

Nên tắm lúc nào?

Giữ ấm cho con khi trời lạnh rất quan trọng. Nhưng tắm sao để con vừa ấm, vừa sạch và không bị cảm lạnh, ốm đau?

Trời lạnh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho con, chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần là đủ. Những ngày không tắm, mẹ hãy dùng khăn ấm lau người, lau kỹ nách, bẹn, rửa sạch phần phụ để trẻ sạch sẽ.

Tuy thời tiết mùa đông lúc nào cũng rét, nhưng trong ngày có những khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất, và các mẹ nên “chớp” lấy để tắm cho con.

- Buổi sáng tốt nhất là vào khoảng 10 giờ đến 10 giờ 30.

- Buổi chiều từ 13 giờ tới 16 giờ.

- Tuyệt đối tránh tắm cho con vào buổi trưa (khoảng 11h-13h), và buổi sáng sớm, chiều tối vì trẻ dễ bị cảm lạnh, hoặc bị lạnh ngấm sâu vào cơ thể mà sinh ốm.

Tắm xong nhớ quấn khăn ngay kẻo trẻ bị lạnh.

Chuẩn bị tắm

Cần chuẩn bị sẵn quần áo và vật dụng cần thiết để dùng ngay cho con sau khi tắm, bởi để con chờ đợi sau tắm rất dễ làm con bị lạnh. Chuẩn bị quần áo dài mềm mỏng sẽ mặc đầu tiên, sau đó là quần áo dày, tất chân, găng tay, khăn quàng cổ, mũ. Lấy sắn khăn bông mềm to để lau người và quấn cho trẻ ngay sau khi tắm xong.

Với trẻ nhỏ, cần chuẩn bị 2 chiếc khăn xô (1 để rửa mặt gội đầu, 1 để lau khô đầu), 2 khăn choàng tắm (1 khăn xô mỏng, to để quấn thấm nước cho bé khi tắm xong, 1 khăn dày để choàng ngoài cho ấm). Tiếp đó là sắp sẵn hai chậu nước (1 chậu nước để con tắm, 1 chậu nước nữa để tráng).

Nước tắm và nhiệt độ phòng tắm

Cần tắm cho con trong phòng tắm kín gió, không để có gió lùa dù chỉ là khe hở nhỏ.

Trong nhà cũng cần đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để gió không lọt vào. Rồi bật lò sưởi để làm nóng không khí. Người lớn nên tắm trước để không gian phòng tắm ấm hơn trước khi con vào tắm. Nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng tắm khoảng 25-28 độ. Nếu thấp quá thì cho lò sưởi, quạt sưởi vào làm ấm phòng tắm, tránh lạnh cho con.

- Nên có nhiệt kế đo nhiệt độ phòng và đo nước (bởi người lớn và trẻ em cảm nhận nóng lạnh khác nhau). Nếu không có nhiệt kế, hãy dùng khuỷu tay để thử nước trước.

- Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi rồi pha ấm, nhiệt độ tốt nhất là 28 – 30 độ C. Nếu tắm nước từ bình nóng lạnh mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước chảy ở vòi trước xem có quá nóng, hay quá lạnh thì điều chỉnh chuẩn rồi mới cho con tắm.

- Nếu phải pha nước, thì cần đổ nước lạnh trước, pha nước ấm sau để tránh tai nạn cho con và mẹ.

Trước khi cho con tắm, hãy bảo con nhúng một phần bàn chân vào thử nước, nếu trẻ giãy lên vì nóng quá, hoặc nước vẫn lạnh thì pha cho phù hợp.

Tắm xong, quấn khăn bông dày rồi hãy gội cho con.

Cách tắm đúng

Sai lầm của nhiều mẹ là có thói quen tắm cho con từ trên đầu xuống chân.

Các bác sĩ cho rằng, những bộ phận ở phía trên dễ bị lạnh hơn. Do đó cách tắm từ trên đầu xuống chân sẽ làm trẻ bị lạnh.

Cách tắm đúng là:

- Rửa mặt cho con bằng khăn mềm, sạch. Lau mắt, mũi, tai cho con, nhưng đừng để nước vào mắt, mũi, tai làm trẻ sợ tắm.

- Mùa đông nên tắm / lau từ dưới chân lên bụng con. Không nên cởi hết quần áo của con, hãy tắm /lau đến đâu cởi ở đó.

- Trẻ lớn có thể ngồi bồn/chậu tắm, lượng nước nên ngập đến giữa bụng, hoặc ngực. Vừa kỳ cọ, vừa dùng khăn bông dấp nước ấm lên lưng, ngực con để giữ ấm cơ thể.

- Tắm xong quấn khăn bông dày vừa lau người, vừa giữ ấm cho con. Nên quấn khăn trên người trẻ, lau đến đâu thì mở khăn đến đó để giữ ấm cho trẻ).

- Mẹ cần thao tác nhanh để cơ thể con không bị hạ nhiệt. Dù con thích vầy nước cũng chỉ cho tắm trong khoảng 5 – 10 phút để tránh bị nhiễm lạnh, con sạch mà không bị ốm.

- Lưu ý là lau mình cho con xong mới gội đầu - như thế giúp não bộ của con (và cả người lớn) kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể, bảo vệ bộ não. Gội đầu cho con nhanh và lau khô nhanh.

Nên bật đèn sưởi, máy sưởi khi con tắm

Mùa đông nhiệt độ thường rất thấp, vì thế đèn sưởi nhà tắm, máy sưởi rất cần thiết cho các gia đình để tắm cho con khi trời lạnh.

Đèn sưởi giúp con ấm áp hơn, dù nhiệt độ thấp cũng không làm con bị cảm lạnh vì tắm. Ngay cả khi nhiệt độ trong nhà lạnh, thì bóng đèn sưởi nhà tắm bằng tia hồng ngoại cũng xua tan cái lạnh, không làm da trẻ bị khô. Bóng đèn có lớp chống chói nên không hại cho mắt trẻ.

 

Tắm cho trẻ sơ sinh

- Bế bé trên tay 5-10 phút để hơi ấm của mẹ truyền cho con trước khi nhúng con vào chậu nước.

- Rửa mặt bằng khăn riêng cho bé. Lau sạch mắt, mũi, tai. Sau đó gội đầu nhanh và lau khô (không để nước vào tai bé).

- Tắm mình bé trước, rồi tắm cổ, nách, háng. Tốt nhất đặt con ở tư thế úp trên bàn tay để con bớt sợ mà khóc.

- Không nên tắm “từng bộ phận” vì làm con sợ nước và rét hơn. Hãy để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy và tắm rửa nhanh.

- Tắm cho trẻ sơ sinh ngày lạnh trong vòng 2- 3 phút. Không nên tắm lâu mà trẻ dễ bị ốm.

Để tắm an toàn cho con mùa đông

-Thời gian tắm không quá 2 - 3 phút (với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu), 5 phút với trẻ lớn hơn. Và chỉ tắm 2 – 3 lần/tuần.

-Nên cho con mặc quần áo ấm ngay, tốt nhất là có máy sưởi, quạt sưởi thì hơ qua quần áo của con, rồi ủ vào khăn bông. Tắm xong cho con mặc sẽ không lạnh. Hoặc ấp quần áo vào người mẹ một lúc rồi mặc cho con.

-Không pha nước tắm nóng quá vì da con mỏng và nhạy cảm sẽ làm con sợ nước nóng. Trẻ 1 – 6 tuổi nếu nhà không có bồn tắm thì nên mua chậu to, thành cao để con ngồi vào nước dềnh lên phủ phần lớn cơ thể sẽ ấm hơn.

-Không để con tắm lúc đói, hoặc vừa ăn no, hoặc đang có dấu hiệu sốt và ốm nhẹ.

-Nếu con vừa ngủ dậy, hãy chờ tỉnh hẳn rồi hãy cho con tắm.

Hà Dương (tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 52 phút trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 13 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 18 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Top