Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tầm soát để "sửa lỗi" tạo hóa

Thứ ba, 07:11 07/11/2017 | Dân số và phát triển

Tầm soát trước khi sinh không chỉ để phá bỏ những bào thai bị dị tật quá nặng mà còn có thể cứu bé trước khi chào đời

Vừa qua, một phẫu thuật viên sản khoa người Mỹ đã gây ngạc nhiên cho y học thế giới khi đi tiên phong trong việc mổ cho em bé ngay trong bào thai, bằng cách bơm căng tử cung người mẹ, đưa dụng cụ nội soi vào "sửa lỗi" tủy sống từ tuần thai thứ 26, giúp em bé thoát khỏi chứng não úng thủy khi được sinh ra.

Không phải chỉ để bỏ thai

Khi câu chuyện được chia sẻ trên vài diễn đàn dành cho bà mẹ, nhiều người bày tỏ sự khâm phục việc khoa học có thể phát hiện và can thiệp sớm dị tật. Ngay tại Mỹ, kỹ thuật can thiệp này mới được gói gọn trong phạm vi nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi nhưng việc biết trước một đứa bé bị não úng thủy và đa dị tật như thế đã đủ khiến nhiều người ngạc nhiên. Thực ra, việc phát hiện sớm này đã có thể tiến hành ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, nếu bà mẹ tham gia tầm soát trước sinh.

Hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước có số thai phụ tầm soát trước sinh đã chiếm đa số thay vì thiểu số như cách đây ít năm. Tuy nhiên, không ít người vẫn lo lắng rằng việc làm này chỉ để kịp thời phát hiện và bỏ đi những trẻ sơ sinh bệnh quá nặng.


Khám thai tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: Hoàng Triều.

Khám thai tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: Hoàng Triều.

Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP HCM), cho biết trong các mục tiêu của sàng lọc trước sinh, quả thật bao gồm cả giúp thai phụ nắm bắt được thực tế khi thai nhi không may mắc các dị tật quá nặng nề, để cân nhắc quyết định chấm dứt thai kỳ.

Sự cân nhắc này chỉ bàn đến khi nào bào thai bị các dị tật quá nặng, như các đột biến gien, nhiễm sắc thể, dị tật thần kinh, các bệnh lý bẩm sinh quá nặng nề mà nếu sinh ra trẻ cũng không sống được hoặc sống cuộc đời ngắn ngủi, đau đớn, khổ sở mà y học không thể giúp gì. Cho dù bé có dị tật, việc phá hay giữ thai luôn là quyết định của người mẹ, BS chỉ là người tư vấn.

Thế nhưng, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của tầm soát trước sinh còn nằm ở chỗ nó đã cứu sống nhiều em bé vì giúp nhận biết và can thiệp ngay từ lúc mới sinh các dị tật có thể sửa chữa, các bệnh lý có thể giảm nhẹ… theo những cách mà nếu không biết trước, có thể là vô phương.

Một ca sinh, 2 ca mổ

Theo BS Trần Ngọc Hải, hiệu quả cứu sống trẻ của tầm soát trước sinh thể hiện rõ nhất qua những tình huống bé cần được phẫu thuật ngay sau khi vừa chào đời. Đôi khi, các BS phải chuẩn bị 2 kíp mổ, một sản khoa, một nhi khoa vào phòng sinh, em bé vừa được lấy ra là phẫu thuật ngay, với nhiều thứ máy móc thường không gặp trong phòng sinh được chuẩn bị sẵn. Nếu không tầm soát và nhận biết được vấn đề trước sinh, sản phụ không chuẩn bị để đi sinh tại một BV lớn, có đầy đủ phương tiện; BS không chuẩn bị trước cho ca mổ sơ sinh, bé sinh ra mới phát hiện và xử lý… có thể sẽ không kịp cứu cháu bé.

Đồng quan điểm, BS Nguyễn Vạn Thông, Phó trưởng Khoa Giải phẫu bệnh - Tế bào di truyền, phụ trách Đơn vị Chẩn đoán trước sinh của BV Hùng Vương, cho biết việc "biết trước" rất có ý nghĩa trong công việc của ông và các đồng nghiệp. "Nếu bé có tình trạng thoát vị rốn, hở thành bụng, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn một dụng cụ đặc biệt bọc kín phần thoát vị từ lúc bé được sinh ra. Từ đó, đưa bé vào ca mổ sau sinh an toàn hơn, chống nhiễm trùng" - BS Thông nêu ví dụ.

Một ví dụ khác là trường hợp song thai không lành. Một thai nhi bị vô sọ không những không sống được nếu ra đời mà còn kéo theo bé kia không khỏe mạnh, sinh non. Tình huống đó, BS sẽ can thiệp để phá thai nội khoa bào thai bị tật ngay trong thai kỳ, cứu bé khỏe mạnh còn lại nếu 2 bé không dùng chung bánh nhau.

BS Thông phân tích có rất nhiều dạng bệnh lý, dị tật có thể phát hiện qua tầm soát sơ sinh. Ví dụ như ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm mẹ mắc khi mang thai, bệnh về máu như Thalassemia; đo độ mờ da gáy để phát hiện bệnh Down… Không chỉ vậy, các bước tầm soát giúp xác định được độ nặng của bệnh, từ đó giúp phụ huynh chuẩn bị tinh thần. Nếu bé bị các bệnh không quá nặng, thường người mẹ vẫn được khuyên không phá thai mà hợp tác với BS để điều trị sớm cho con, bằng thuốc, bằng phẫu thuật… giúp bé không phải mang gánh nặng bệnh sau này.

Hiện Việt Nam chưa có các kỹ thuật phẫu thuật từ trong bào thai nhưng đây cũng là lĩnh vực đang được nhiều BV lớn nghiên cứu và đầu tư trong tương lai gần, như can thiệp hội chứng truyền máu cho nhau trong song thai.

Đừng để có thai mới đi khám!

Theo BS Nguyễn Vạn Thông, thời điểm tốt nhất để người phụ nữ tìm đến BS sản khoa là… 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Đó cũng là cách để bạn chuẩn bị cho con trước khi ra đời, vì cha mẹ nào cũng mong sinh được đứa con hoàn hảo. Lần khám này giúp BS xác định được tình trạng sức khỏe của người mẹ có bảo đảm cho một thai kỳ an toàn hay chưa, có bệnh lý mạn tính nào có thể ảnh hưởng đến thai, còn bệnh nhiễm nào chưa được chích ngừa…

Theo Người lao động

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Top