Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tam Sơn, Anh Sơn, Nghệ An: 9 tháng năm 2011 không có người sinh con thứ 3

Thứ ba, 13:28 11/10/2011 | KHHGĐ

GiadinhNet - 9 tháng đầu năm 2011, toàn xã Tam Sơn không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Xã Tam Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) là địa bàn khó khăn của huyện, nằm trong chương trình 135 của Chính phủ, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đã và đang được đầu tư xây dựng với dân số tính đến thời điểm hiện nay là 566 hộ, 2399 khẩu, 362 phụ nữ đã có chồng tuổi từ 15-49.

Năm 1999, Tam Sơn là xã duy nhất trong huyện Anh Sơn đạt danh hiệu xã, phường không có người sinh con thứ ba trở lên được UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen. Tam Sơn cũng là xã nhiều năm dẫn đầu trong huyện về công tác DS-KHHGĐ. Để đạt được thành tích đó, nhiều năm qua, lãnh đạo xã luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế. Bởi nếu nhìn vào thực tế của địa phương là xã thuần nông với sản xuất nông nghiệp chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về công tác dân số còn hạn chế thì những định hướng trên là rất hợp lý.
 

Một buổi giao ban dân số xã.

Để có được vinh dự là xã duy nhất trong huyện không có người sinh con thứ 3 thì vai trò của công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai của lãnh đạo xã là rất quan trọng. Trong suốt quá trình hoạt động, Đảng bộ xã đều có các Nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ, xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cho từng thành viên, phát huy vai trò tham mưu của cán bộ dân số xã và cộng tác viên dân số ở cơ sở. Đồng thời, đưa những qui định cụ thể trong việc xây dựng qui mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc vào hương ước, qui ước thôn, bản, làng để người dân có trách nhiệm thực hiện.

Công tác tuyên truyền vận động về DS-KHHGĐ cũng được thể hiện qua nhiều kênh khác nhau như: Tư vấn nhóm nhỏ, truyền thông trực tiếp tại Hội nghị, trên Đài truyền thanh, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc... Trong đó vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng hết sức quan trọng. Hội Phụ nữ là một trong những đoàn thể tham gia tích cực trong việc thực hiện chính sách dân số ở cơ sở. Hội đã tích cực vận động chị em hội viên thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, vận động chị em đi khám sức khoẻ định kỳ, tư vấn các đối tượng thực hiện KHHGĐ trong các đợt hoạt động mạnh chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Mặt trận Tổ quốc xã hàng năm tích cực tổ chức phát động nhân dân đăng ký xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, trong đó có tiêu chí thực hiện quy mô gia đình ít con (có 1 hoặc 2 con).

Đối với cán bộ làm công tác dân số tại xã, do được phân công nhiệm vụ từ đầu năm nên các chị em đều phấn đấu hoàn thành tốt công việc của mình. Nhiều chị là cộng tác viên dân số tâm sự: "Mặc dù ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, phụ cấp cộng tác viên ít nhưng với tấm lòng nhiệt huyết và trách nhiệm, chúng tôiđã bám sát địa bàn, nắm chắc những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền vận động họ thực hiện tốt công tác dân số, dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”.

Sự kiên trì, bền bỉ để thực hiện những bước đi lâu dài đối với công tác dân số đã mang lại kết quả. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của xã dưới 2%o, tỷ lệ sinh đạt 7%o, tỷ lệ sinh con thứ ba luôn ở mức thấp, dưới 10%. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 21,0% (1999) xuống còn 15,3% (2011). Hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp hành chính sách DS-KHHGĐ, dừng lại ở hai con để có điều kiện nuôi dạy con tốt, kể cả những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái. Đặc biệt, trong khi nhiều địa phương đang lo về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh thì tỷ lệ chênh lệch giới tính giữa bé trai và bé gái ở Tam Sơn luôn ở mức cân bằng (năm 1999 cơ cấu giới tính dân số của xã đạt 47% nam và 53% nữ, đến năm 2011 con số đó là 49% nam và 51% nữ).

Kết quả 9 tháng đầu năm toàn xã sinh 18 cháu, tỷ lệ sinh là 7,5%o, giảm 14 cháu, tỷ lệ giảm là 6,9%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,5%o, tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai đạt 81% so với kế hoạch năm. Đặc biệt 9 tháng đầu năm toàn xã không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Theo rà soát của đội  ngũ cộng tác viên dân số thì từ nay đến cuối năm Tam Sơn có 15 chị đang còn mang thai nhưng vẫn không có trường hợp nào mang thai con thứ 3 trở lên. Với kết quả này, Tam Sơn tiếp tục là xã không có người sinh con thứ 3 trở lên của huyện Anh Sơn năm 2011 và đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen.

Để có được kết quả đó, trong nhiều năm qua, lãnh đạo xã đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở địa phương để tuyên truyền, vận động và tổ chức, thực hiện có hiệu quả  công tác DS-KHHGĐ. Đảng bộ lấy tiêu chí không sinh con thứ 3 để đánh giá chi bộ trong sạch vững mạnh hàng năm. Kiên quyết đưa ra kỷ luật những đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ”.

Từ nhiều hướng đi, cách làm năng động, sáng tạo, công tác dân số Tam Sơn đã thực sự chuyển mình về công tác DS-KHHGĐ và Trung tâm Dân số huyện sẽ lấy làm mô hình để chỉ đạo các đơn vị khác, góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Minh chứng cho kết quả đạt được, nhiều năm qua Tam Sơn luôn được cấp trên tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Hồ Sỹ Lực
(Phó GĐ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Anh Sơn, Nghệ An)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top