Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng bàn khám, bác sỹ làm việc 24/24 giờ

Thứ ba, 07:00 13/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Dịch bệnh dồn dập khiến công tác điều trị tại hai bệnh viện nhi ở TP HCM những ngày qua vô cùng căng thẳng. Hàng loạt giải pháp thiết thực, hiệu quả đã được Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khám - điều trị bệnh đang ngày một tăng cao.

 

Trẻ đang khám bệnh tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đến thời điểm này các bệnh liên quan đến hô hấp dẫn đầu danh sách 10 dịch bệnh tấn công trẻ. Ảnh: Thanh Giang
Trẻ đang khám bệnh tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đến thời điểm này các bệnh liên quan đến hô hấp dẫn đầu danh sách 10 dịch bệnh tấn công trẻ. Ảnh: Thanh Giang

 

Nỗ lực giảm tải

TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 xác nhận: So với cùng kỳ năm trước, tổng số bệnh nhi điều trị nội trú tại đây đã tăng 15%, tổng số bệnh nhi khám - điều trị ngoại trú tăng 25%. Trong khi đó, TS.BS Hà Mạnh Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng xác nhận, số bệnh nhi điều trị nội trú tại đây tăng 5% so với cùng kỳ, còn số bệnh nhi khám - điều trị ngoại trú cũng tăng 12%. Điều đáng chú ý là số bệnh nhi đến từ các tỉnh, thành lân cận đang vượt trội so với số bệnh nhi cư trú tại TP HCM.

TS. BS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng, cao điểm dịch bệnh tấn công trẻ nhỏ hàng năm diễn ra vào mùa tựu trường (từ tháng 9 đến tháng 12). Trong khoảng thời gian này, các bệnh lý ở trẻ liên quan đến hô hấp vốn tăng cao trước đó (tháng 7- 8) lại chưa “hạ nhiệt”, vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện, trong khi dịch tay, chân, miệng và sốt xuất huyết lại cũng đang vào đỉnh dịch.

“Ghi nhận tại khoa khám của hai  bệnh viện nhi cho thấy, trong số các bệnh lý đang tấn công trẻ nhiều nhất (viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm hô hấp trên, viêm loét miệng, rối loạn tiêu hóa, hen suyễn…) chưa thấy bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết được liệt kê. Điều này có nghĩa là hai bệnh lý dù đang vào đỉnh này chưa hẳn đã là nguyên nhân chính khiến số lượng bệnh nhi tăng vọt mà do rất nhiều bệnh lý khác đang dồn dập tấn công trẻ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp”, TS. BS Tăng Chí Thượng phân tích.

Để đối phó với tình trạng tăng vọt số bệnh nhân, cả hai bệnh viện nhi ở TP HCM đều chọn cách “chữa cháy” là tăng bàn khám và tăng giường lưu. Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, đến thời điểm này Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tăng đến 7 bàn khám, hoạt động hết công suất, không nghỉ trưa, làm cả chiều lẫn tối, cả thứ Bảy và Chủ nhật nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu khám-điều trị của người dân. TS.BS Hà Mạnh Tuấn cũng cho hay, số bàn khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng tăng đến 5 bàn, trong đó có 2 bàn khám làm việc 24/24 giờ.

Liên quan đến vấn đề giường lưu, được xem là giải pháp sàng lọc bệnh hữu hiệu để tránh tình trạng nhập viện điều trị nội trú khi chưa thực sự cần thiết, theo lãnh đạo hai bệnh viện nhi:  Đối với một số bệnh nhi có biểu hiện bệnh lý chưa rõ ràng buộc phải theo dõi thêm từ 6-12 giờ, nếu không có hoặc thiếu giường lưu thì buộc phải nhập viện khiến những bệnh nhi có bệnh lý nặng, biểu hiện rõ ràng thực sự cần nhập viện điều trị thì lại không còn chỗ chỉ vì đến sau. Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, hiện Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 10 giường lưu và đang nỗ lực tối đa để tăng thành 25 giường. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số giường lưu hiện là 15, lãnh đạo bệnh viện đang tìm cách tăng thành 50 giường.

“Chuyển tuyến ngược”

BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, bệnh viện vừa thực hiện thành công hành trình “chuyển tuyến ngược” một bệnh nhi về Hậu Giang. Được biết, bệnh nhi này đã nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 và điều trị nội trú trong thời gian khá dài. Đến nay tình trạng nguy kịch đã qua, sức khỏe ổn định, vì vậy bệnh nhi được chuyển ngược về tuyến cơ sở để tiếp tục điều trị. “Về chuyên môn, chúng tôi phải liên hệ với tuyến cơ sở - nơi đã từng chuyển bệnh nhi này lên đây, các chuyên gia cùng thảo luận về vấn đề điều trị để không gián đoạn, sau đó là khâu thuyết phục người nhà bệnh nhi. Ban đầu, họ không chịu, chúng tôi đã chia sẻ những ích lợi của việc “chuyển tuyến ngược” như: Tiện lợi hơn khi gần nhà, bé được nhiều người chăm sóc, đỡ tốn kém đi lại, nơi điều trị rộng rãi chứ không chật chội, đông người như tuyến trên. Chúng tôi cũng cam kết sẽ hội chẩn liên tục cùng tuyến cơ sở, cuối cùng gia đình bệnh nhi đã đồng ý. Vậy là bé được xe cứu thương cùng chuyên gia hộ tống về tuyến cơ sở ”, BS Nguyễn Minh Tiến cho hay.

Cách “chuyển tuyến ngược” mà cả hai bệnh viện nhi tại TP HCM bắt đầu áp dụng đã giúp “giải phóng” được giường, thiết bị y tế, thời gian của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng… khiến bệnh viện nhẹ tải hơn, qua đó gia tăng năng lực thu dung - điều trị. Một hình thức giảm tải khác mà BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm -Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) chia sẻ: “Hiện có khá nhiều trẻ mắc một số bệnh không nghiêm trọng nhưng vẫn phải tái khám nhằm khẳng định kết quả hoặc xác định kết thúc quá trình điều trị. Với những trường hợp này, các bệnh viện hoàn toàn có thể đề nghị gia đình đưa bệnh nhi tái khám tại cơ sở y tế địa phương. Đây cũng là hình thức “chuyển tuyến ngược” giúp bệnh viện nhẹ tải hơn”.

 

Theo TS. BS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, thời gian qua cả hai bệnh viện nhi ở TP HCM đều thực hiện khá tốt hoạt động chuyển giao kỹ thuật, thiết lập bệnh viện vệ tinh, nhờ đó mà năng lực khám - điều trị bệnh nhi tại tuyến cơ sở đã tăng cao. Bên cạnh đó, TS. BS Tăng Chí  Thượng cũng cho hay, ngành Y tế TP HCM đã lên kế hoạch sẽ gia tăng năng lực khám - điều trị tại các trạm y tế trong vòng 5 năm tới. Đây cũng là giải pháp nhằm giảm tải cho tuyến trên. Vào cuối năm 2016, khi Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM (với sức chứa hơn 1.000 giường) đi vào hoạt động, cũng sẽ giúp “chia lửa” cùng hai Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2.

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 9 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top