Tăng cường tầm soát phát hiện các ca nhiễm tại khu vực nguy cơ cao
GiadinhNet - Từ bài học kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu tăng cường tầm soát phát hiện các ca nhiễm; các địa phương cần lên kế hoạch xét nghiệm tại các khu vực có đối tượng có nguy cơ cao.
Sáng 16/4, tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19 nhằm triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, lãnh đạo Bộ Y tế nhận định việc kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong năm 2021 rất khó khăn với tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp trực tuyến sáng 16/4. Ảnh: Trần Minh
Đến nay, Việt Nam đã trải qua 3 đợt dịch. Nhờ sự quyết liệt trong triển khai của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Đã 21 ngày, nước ta không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Những bài học quý từ thực tiễn chống dịch tại các địa phương
Nhắc lại những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn phòng chống dịch trên bình diện quốc gia và tại các địa phương cụ thể, lãnh đạo Bộ Y tế đề cập đến bài học về cách ly tập trung, truy vết, xét nghiệm, điều trị (thành lập bệnh viện dã chiến)… và cho rằng những kinh nghiệm này rất quý với tất cả các địa phương kể cả những tỉnh/thành có nguy cơ thấp.
Cách ly là vấn đề đầu tiên được lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh. Theo đó, thực tế thời gian qua, khi có dịch xảy ra, đây là khâu các địa phương thường lúng túng, đặc biệt khi phải thực hiện trên quy mô lớn, với hàng nghìn người trong thời gian ngắn.
Khẳng định việc lập kế hoạch chuẩn bị cho cách ly và cách ly tập trung rất quan trọng, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh chỉ có cách ly tập trung mới ngăn chặn mầm bệnh lây lan cộng đồng. Vì thế, Việt Nam tuân thủ chiến lược "không nhân nhượng với cách ly tập trung F1". Thực tiễn tại Đà Nẵng, Hải Dương và địa phương khác đã chứng minh điều này. Nếu chỉ cách ly tại cộng đồng, việc ngăn chặn nguy cơ lây lan sẽ khó khăn.

Việc lập kế hoạch chuẩn bị cho cách ly và cách ly tập trung rất quan trọng
Về truy vết, bài học tại Hải Dương cho thấy tính hiệu quả từ việc huy động lực lượng công an tham gia khi số ca bệnh tăng nhanh. Đây là bài học quý cho các địa phương khác. Bộ Y tế đã bàn thảo để có kế hoạch phối hợp với Bộ Công an tập huấn cho lực lượng công an để hỗ trợ thực hiện truy vết khi có dịch xảy ra.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý, các vấn đề về xét nghiệm, phong toả, điều trị (lập bệnh viện dã chiến)… phải được chuẩn bị chủ động, chu đáo về cả cơ sở vật chất, nhân lực… tránh sự luống cuống khi dịch xảy ra.
Đặc biệt, cần có sự điều phối mạnh mẽ trong sử dụng nhân lực y tế, tập huấn tại các tuyến về thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, điều trị, truy vết, khoanh vùng, cách ly...
Tăng cường tầm soát phát hiện các ca nhiễm
Hiện tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và trong khu vực, trong khi Việt Nam vẫn tổ chức các chuyến bay giải cứu người Việt về nước song song với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, do đó, nguy cơ có thể xảy ra dịch ở Việt Nam là rất lớn. Điều này đã được Bộ Y tế, các chuyên gia hàng đầu liên tục cảnh báo. Lãnh đạo Bộ Y tế một lần nữa yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch.
Tới đây, Bộ Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục tăng cường chỉ đạo, tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ cao. Bộ Y tế đề nghị lực lượng biên phòng tăng cường chỉ đạo giữ vững, giữ chắc khu vực biên giới; ngăn chặn các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép. Ban chỉ đạo Quốc gia đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Ảnh: Trần Minh
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh việc cách ly chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch COVID-19. Nếu buông lỏng, để xảy ra tình trạng lây nhiễm cộng đồng, đặc biệt với các biến chủng mới của Anh và Nam Phi thì việc kiểm soát dịch sẽ rất khó khăn.
Đặc biệt, từ bài học kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu tăng cường tầm soát phát hiện các ca nhiễm; các địa phương cần lên kế hoạch xét nghiệm tại các khu vực có đối tượng có nguy cơ cao.
Một yêu cầu được lãnh đạo Bộ Y tế đưa ra tại cuộc họp trực tuyến là việc cập nhật bản đồ antoancovid.vn với các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các phòng khám tư nhân...
Lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý việc cập nhật của các phòng khám tư nhân đang chậm trễ; các Sở y tế cần khẩn trương chỉ đạo tăng tốc trong cập nhật. Nếu các phòng khám tư nhân không thực hiện tức là không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Sở Y tế có thẩm quyền đình chỉ hoạt động các phòng khám này.
Võ Thu

Xác định nguyên nhân khiến cả nhà phải nhập viện đêm 29 Tết sau khi ăn lá cây
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, cơ quan này đã xác định được nguyên nhân một gia đình sống trên địa bàn ăn lá cây lạ phải nhập viện cấp cứu trong đêm 29 Tết.

Hai mẹ con sản phụ nguy kịch vì chồng mê tín, cố chọn ngày đẻ vào đầu năm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khi vợ được đẩy thẳng vào phòng mổ cấp cứu và được nghe lời phân tích của nhân viên y tế về tình hình nguy kịch của vợ và nguy cơ của em bé, người chồng mới thấy ân hận.

Người phụ nữ đứt rời cổ tử cung sau vụ tai nạn giao thông
Y tế - 1 ngày trướcVụ tai nạn giao thông khiến người phụ nữ 35 tuổi bị sốc đa chấn thương rất phức tạp, vỡ xương chậu, đứt rời bàng quang niệu đạo và cổ tử cung.

Trẻ sốc phản vệ nguy kịch sau vài phút uống nước ngọt có ga
Y tế - 2 ngày trướcSau khi uống nước ngọt có ga, bệnh nhi xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn, đỏ và phù mặt, khó thở.

Người lớn lơ là, nhiều trẻ bị tai nạn, ngộ độc trong dịp Tết nguyên đán
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi TƯ, trong dịp Tết nguyên đán mỗi ngày tiếp nhận 4-5 ca bị ngộ độc, tai nạn thương tích... trong đó có những trường hợp nguy kịch đến tính mạng.

Đột ngột nôn ra máu tươi, người đàn ông phải cấp cứu, thở máy ngay trong Tết
Y tế - 2 ngày trướcNgười đàn ông 60 tuổi phải đi cấp cứu đêm mùng 3 Tết vì đột ngột nôn ra nhiều máu, lơ mơ, chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Đến mùng 5, ông vẫn phải thở máy, điều trị tích cực.

Xuyên Tết, bác sĩ giành giật sự sống cho bệnh nhân
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành ca phẫu thuật thành công giành giật sự sống cho bệnh nhân bị vỡ u gan nguy kịch vào 30 Tết Quý Mão trước niềm vui của người nhà và đội ngũ y, bác sĩ...

Hình ảnh "công dân nhí" đầu tiên ở Quảng Ninh chào đời năm Quý Mão 2023
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Vào lúc 00h55 rạng sáng 22/01/2023 (tức mồng Một Tết Quý Mão), công dân nhí đầu tiên ở Quảng Ninh chào đời tại Bệnh viện Sản Nhi, với cân nặng 3,3kg.

Cấp cứu người đàn ông bị dao đâm sâu vào bụng 10cm ngày nghỉ Tết
Y tế - 4 ngày trướcNgười đàn ông 36 tuổi bị dao đâm thấu ruột, vết thương sâu khoảng 10cm.

Bí kíp giúp tránh tình trạng táo bón thường gặp dịp Tết
Y tế - 6 ngày trướcTáo bón là tình trạng mà nhiều người gặp phải trong dịp Tết, gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho người bệnh.

Người lớn lơ là, nhiều trẻ bị tai nạn, ngộ độc trong dịp Tết nguyên đán
Y tếGĐXH – Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi TƯ, trong dịp Tết nguyên đán mỗi ngày tiếp nhận 4-5 ca bị ngộ độc, tai nạn thương tích... trong đó có những trường hợp nguy kịch đến tính mạng.