Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường vai trò của dược sĩ trong quản lý nguy cơ bệnh tim mạch

Thứ bảy, 15:24 23/07/2016 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia đầu ngành cũng đồng ý rằng dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, nâng cao mức độ tuân thủ cho bệnh nhân về điều trị.

Tại hội thảo Vai trò của dược sĩ trong quản lý nguy cơ bệnh tim mạch do Pfizer phối hợp với Hội Dược bệnh viện Hà Nội vừa tổ chức, ThS.BS Trần Thị An - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm yếu tố liên quan đến hành vi và yếu tố liên quan đến chuyển hóa. Những yếu tố liên quan đến hành vi chính là: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu độc hại.

Bên cạnh đó, theo BS An, những yếu tố liên quan đến chuyển hóa bao gồm: Huyết áp tăng cao, mỡ máu tăng cao (cholesterol cao), lượng đường trong máu cao (đái tháo đường), và béo phì. Đáng lo ngại là các yếu rố rủi ro liên quan đến hành vi và quá trình trao đổi chất có thể cùng tồn tại ở một vài đối tượng và làm tăng tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của cá nhân lên”.

Để giúp giảm tổng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh cần giảm mọi yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng tránh chứng đau tim và đột quỵ.

Bên cạnh thay đổi lối sống như ngừng hút thuốc lá, giảm lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, tránh uống rượu độc hại…, người có nguy cơ bệnh tim mạch còn cần tuân thủ điều trị y tế với các bệnh cao huyết áp, cholesterol cao và đái tháo đường. Kiểm soát và điều trị tốt cholesterol và cao huyết áp là yếu tố then chốt giúp giảm nguy cơ bị tim mạch.


Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh. Ảnh minh họa

Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh. Ảnh minh họa

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đầu ngành cũng đồng ý rằng dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, nâng cao mức độ tuân thủ cho bệnh nhân về điều trị.

Nhấn mạnh về điều này, BS Trần Thị An cho biết: “Dược sĩ có thể giúp bệnh nhân tăng cường hiểu biết về căn bệnh và cách phòng bệnh, đưa ra các khuyến nghị về liều thuốc theo khẩu phần ăn uống/lối sống, cung cấp thông tin và tài liệu hỗ trợ về tình trạng sức khỏe và các phác đồ điều trị, cũng như tư vấn về tính hiệu quả và an toàn của phác đồ điều trị. Dược sĩ cũng có thể tác động, cải thiện mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân như: thường xuyên theo dõi để tăng cường mức độ tuân thủ lâu dài, sẵn sàng tiếp cận để giám sát phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng ngoại ý, tương tác thuốc, việc sử dụng thuốc đúng cách…”

Bên cạnh đó, tâm lý của bệnh nhân khi trao đổi cùng dược sĩ tại các hiệu thuốc công cộng về các cách thức chăm sóc khỏe, hiệu quả của thuốc, liều lượng uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc sử dụng thuốc lâu dài… thường rất thoải mái.

Điều này là một lợi thế lớn cho dược sĩ để có thể góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi giúp bệnh nhân tuân thủ tốt việc điều trị và có hiểu biết cặn kẽ về sức khỏe của mình.

Theo PGS.TS.BS Vũ Bích Nga, Phó Viện trưởng Viện Nội tiết - đái tháo đường, Đại học Y Hà Nội, những biện pháp giúp tăng cường mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân mà dược sĩ có thể thực hiện là: Điều chỉnh thuốc theo thói quen hàng ngày của bệnh nhân, đơn giản hóa chế độ dùng thuốc nếu có thể, sử dụng các bao bì đóng gói đơn vị sử dụng, thảo luận với bệnh nhân về các rào cản tuân thủ có thể xảy ra như tác dụng ngoại ý, tính phức tạp của chế độ trị liệu…

Đặc biệt, với sự tham gia của dược sĩ thông qua tư vấn trực tiếp với bệnh nhân cho thấy đã cải thiện tỷ lệ tuân thủ lâu dài theo phác đồ điều trị. Đơn cử, với bệnh cao huyết áp, việc bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc hạ huyết áp thường là nguyên nhân gây mất kiểm soát huyết áp. Dự kiến mức độ tuân thủ cải thiện đối với phác đồ điều trị tăng huyết áp có thể ngăn chặn đến 89.000 ca tử vong sớm ở Mỹ mỗi năm.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, dược sĩ là các chuyên gia y tế rất dễ tiếp cận và là tài sản quý giá trong quá trình điều trị huyết áp cao. Với những tư vấn cụ thể và những tác động góp phần nâng cao tuân thủ điều trị ở bệnh nhân, dược sĩ là những người có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều trong việc phòng chống, điều trị cao huyết áp, cao mỡ máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong vì bệnh tim mạch hàng năm.

Cũng tại hội thảo, các dược sĩ đã được trao chứng chỉ thực hành được cấp bởi Hội Dược bệnh viện Hà Nội.

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 1 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 3 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Top