Tảo hôn thời hiện đại: Lấy chồng từ thuở 13
Nạn tảo hôn đang là vấn đề nhức nhối tại nhiều tỉnh miền núi phía bắc. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, nhiều đứa trẻ ở vùng cao chưa kịp lớn đã trở thành mẹ.
Đám cưới giữa cô dâu Lò Thị Thiết (15 tuổi) và chú rể Lò Văn Triệu (20 tuổi) ở bản Noong Bong tổ chức ngay trong sân nhà văn hóa bản, nhưng tiếc là khi chúng tôi có mặt thì rạp đã dỡ chỉ còn đám trai mở nhạc nhảy múa tưng bừng. Ông Quàng Văn Chung, Phó chủ tịch xã Bó Mười (H.Thuận Châu, Sơn La), nói phong tục của người Thái là như vậy, thích nhau thì cứ về ở với nhau. Đôi vợ chồng mới cưới này cũng vậy, thực chất đã sống với nhau được 2 năm. Cô dâu vừa sinh con trai cách đây 1 tháng, giờ mới làm đám cưới để ra mắt họ nhà trai.
Bỏ học lấy chồng
Theo chân ông Chung, chúng tôi đến nhà vợ chồng Lò Thị Vui (14 tuổi) và Quàng Văn Phớ (21 tuổi). Ngôi nhà sàn bằng gỗ nhỏ bé nằm liêu xiêu ven sườn núi vắng lặng, cửa nhà khóa trái, bên trong tối om. Ông Quàng Văn Bun, bác họ của Vui ở gần đó cho biết, giờ đang là mùa gặt nên vợ chồng Vui ở trên nương từ sáng đến tối mới về. “Con Vui hoàn cảnh lắm. Bố mất sớm, mẹ thì đi lấy chồng mới. Nó học giỏi nhất Trường THCS Bó Mười A, thế mà đòi bỏ học về nhà lấy chồng. Chúng tôi khuyên bảo mãi nó chẳng nghe. Tội nghiệp nó, bé tí tuổi mà đang mang thai tháng thứ 7, ngày ngày phải theo chồng lên nương cách đây mấy cây số”, ông Bun nói.

Trời xẩm tối, một cô bé nhỏ xíu, nặng nhọc vác bụng bầu vượt mặt ngang qua cửa, theo sau là một thanh niên gầy guộc, quần ống thấp ống cao. Đó là hai vợ chồng nhà Vui. Sau một hồi ngại ngùng, Vui bẽn lẽn kể: “Chúng em về ở với nhau gần 2 năm nay. Tháng 5 vừa rồi, gia đình mới tổ chức cưới. Lúc đó xã cũng can thiệp, nhưng do nhà em hoàn cảnh khó khăn, mẹ và dượng phải làm lụng vất vả nuôi 6 miệng ăn, không có tiền ăn học nên em lấy chồng. Giờ hai vợ chồng vẫn ở cùng bố mẹ. Chờ mấy năm nữa đủ tuổi, chúng em mới đi đăng ký kết hôn”. Theo lời Vui, ở Trường THCS Bó Mười A, cũng có 4 bạn tầm tuổi em đã nghỉ học ở nhà lấy chồng.
Tại Sơn La, nạn tảo hôn không chỉ xảy ra ở dân tộc Thái, mà còn phổ biến ở dân tộc Mông. Tại bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ (H.Vân Hồ), chúng tôi gặp ông bố trẻ Giàng A Cánh, tuổi mới ngoài đôi mươi, nhưng đã là cha của 2 đứa trẻ. Vợ đi nương, ông bố trẻ ở nhà trông con. Chỉ vào đứa bé tóc tai bê bết mồ hôi, quần áo lấm lem, Cánh bảo: “Trông bé thế thôi nhưng nó học lớp 2 rồi đấy. Về nhà còn làm cô giáo dạy chữ xóa mù cho mẹ”. Cánh ngậm ngùi nhớ lại thời trai trẻ của mình: “Năm mình học lớp 6, bố mẹ nói, nhà ông bác có con dâu, nhà mình chưa có nên người lớn đi bắt vợ về cho mình. Cưới xong mình vẫn đi học à. Sợ bị chọc cười, mình giấu bạn bè, đến lớp 8 khi có con thì mọi người mới biết vợ kém 1 tuổi, không biết chữ, lấy về không biết gì đâu. Đẻ con chẳng biết chăm sóc, mẹ mình phải chăm hộ”.
Chị Hân, cán bộ dân số xã Vân Hồ, cho biết ngay trong bản Chiềng Đi 2, có cặp vợ chồng vừa tảo hôn vừa kết hôn cận huyết. Mẹ của cô dâu chú rể là hai chị em ruột. Chúng tôi ngỏ ý đến tìm, nhưng chị nói, “đang mùa gặt chúng nó đi làm cả rồi” nên rất khó gặp nếu như không hẹn trước.
“Tìm được vợ khó hơn vàng”
Tiếp xúc với các bậc phụ huynh có con em kết hôn sớm tại Sơn La, không ít người chẳng ngại ngần nêu lý do cho con tảo hôn.
Ông Lường Văn An, ở Bản Khảm, xã Tô Múa (H.Vân Hồ), bộc bạch: “Trong bản này tìm được vợ khó hơn vàng. Vàng còn thấy người ta đeo, chứ vợ cưới không nhanh trai bản khác cướp mất. Như con dâu mình, 15 tuổi còn nhỏ, chưa sinh sản được đâu, mình cứ lấy về cái đã. Chuyện đẻ tính sau”. Ông An cho hay con trai ông 22 tuổi bị bệnh nên lấy vợ muộn, chứ ông thông gia - bố của con dâu trước đây cũng tảo hôn, hơn 30 tuổi đã có con để gả chồng.
Lý giải thực trạng gia tăng tảo hôn, ông Tòng Văn Hung, Trưởng bản Bó Phúc, xã Mường Khiêng (H.Thuận Châu), thổ lộ: “Trước đây, tình trạng tảo hôn cũng có nhưng ít thôi, do dân bản ở cách xa nhau, từ nhà này qua nhà kia khó. Từ ngày có điện thoại di động, trai gái gọi điện rủ nhau đi chơi dễ hơn. Địa phương động viên không nên lấy chồng, lấy vợ sinh con sớm. Nhưng nói nhiều cũng chẳng ăn thua. Họ còn lý sự, con tôi ế, không có chồng ai chịu trách nhiệm. Còn bọn trẻ thì dọa, mình không cho lấy nhau nó ăn lá ngón tự tử. Quê mình ở H.Quỳnh Nhai đã có người tự tử ăn lá ngón vì không lấy được nhau đấy”.
Ông Hà Văn Lai, Giám đốc Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình H.Thuận Châu, thừa nhận: “Phong tục tập quán ở miền núi nặng vấn đề gia đình đông con để có người làm. Quan niệm của người Thái sinh ra đến độ tuổi 13 -15 có người hỏi là gả, nếu không kết hôn sợ ế. Vì thế mới có con gái “tằng cẩu” (tục lệ của người Thái, những cô gái có chồng vấn tóc lên đỉnh đầu để phân biệt với những người chưa chồng). Một số dân tộc khác, như dân tộc Mông, trai gái yêu nhau rất sớm, nếu không cho lấy họ ăn lá ngón tự tử. Đây là thách thức với chúng tôi. Có nhiều ca cán bộ chuyên trách dân số cũng đành bó tay”.
Theo Thu Hằng - Phan Hậu (Thanh Niên Online)

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.