Tập tục rạch mặt tại Nigeria: Khi những vết sẹo trên mặt xác định danh tính và vẻ đẹp của một người
Tại nhiều dân tộc ở đất nước châu Phi, mọi đứa trẻ khi sinh ra đều bị rạch mặt để tạo nên các vết sẹo vĩnh viễn.
Từ hàng trăm năm nay, người dân bộ tộc Yoruba, Igbo, Hausa,... đến từ Nigeria có một phong tục đặc biệt và bị thế giới hiện đại tranh cãi, đó là những đứa trẻ sinh ra sẽ bị rạch mặt, tạo thành những vết sẹo vĩnh viễn. Ngay cả khi đã bị chính phủ Nigeria phản đối và ban hành đạo luật ngăn cấm vào năm 2003, hàng năm vẫn có nhiều đứa trẻ bị người thân "khắc" lên gương mặt non nớt những dấu vết mãi mãi không thể xóa bỏ.
Vết sẹo xác định danh tính và vẻ đẹp
Năm 2019, Naziru Abdulwahab - một cậu bé 6 tuổi đến từ phía nam Nigeria đã bị bắt cóc. Naziru bị lũ buôn người đưa đến một tỉnh thành vô cùng xa xôi. Nhưng đến khi kẻ bắt cóc định bán em cho người mua, họ đã từ chối ngay lập tức. Lý do là vì trên mặt Naziru có những vết sẹo gọi là "dấu ấn danh tính". Nó thể hiện rõ ràng Naziru đến từ đâu, thuộc bộ tộc nào, dòng họ nào và rất dễ dàng để người xung quanh nhận ra.
Khi nhìn thấy Naziru Abdulwahab, một số người dân đã "đọc" được thông tin trên mặt cậu bé và báo cảnh sát vì nghi ngờ đây là nạn nhân bị bắt cóc. Sau đó, cả đường dây buôn người đã bị triệt phá. Vụ việc này đã làm dấy lên tranh luận về tập tục rạch mặt - một hủ tục gây đau đớn đã bị cấm nhưng vẫn tồn tại khắp cả một vùng đất nước châu Phi này.

Không ít người dân Nigeria có những vết sẹo chằng chịt trên mặt
Ngay từ khi sinh ra hoặc còn bé, mọi bé trai và bé gái đều phải trải qua một nghi lễ rạch mặt. Người lớn, thầy cúng sẽ sử dụng dao rạch trực tiếp hoặc dùng lửa đốt để những vết sẹo được hình thành. Thông thường thì không bao giờ có thuốc mê, thuốc tê hay bất cứ phương pháp giảm đau nào được sử dụng trong quá trình này.
Nhìn vào gương mặt của ông Inaolaji Akeem đến bang Ogun, Tây Nam Nigeria, mọi người có thể biết rất nhiều thông tin về người đàn ông này. 15 vết sẹo dài, chi chít cho thấy ông có xuất xứ từ Vương quốc Owu, có dòng dõi hoàng tộc.

Akeem đến từ gia đình hoàng tộc xưa
Theo tục lệ, những vết sẹo cũng có cách đọc riêng, phải phân biệt cả từ vị trí, số lượng cho đến độ dài. Ví dụ, người có 6 vết sẹo trên má này và 7 vết sẹo trên má kia thì sẽ là người có cả cha lẫn mẹ là người hoàng gia. Người có 6 vết ở cả 2 bên má thì lại chỉ có mẹ là xuất xứ hoàng tộc mà thôi. Người có một bên má mang 9 vết sẹo, má còn lại có 11 vết thì là con cái của người bán thịt, hay người có 5 và 6 vết sẹo ở cả 2 bên mang dòng dõi thợ săn.
"Trước đây, khi xảy ra chiến tranh giữa các bộ tộc, vết sẹo giúp đánh dấu chúng tôi khỏi quân địch. Có nó, mọi người mới biết ai là quân mình, ai là kẻ thù. Văn hóa phương tây đã cướp đi mất truyền thống của chúng tôi", Mashopa Adekunle, một người dân bản địa trả lời phỏng vấn tờ AFP cho biết.
Sau này, vết sẹo trên mặt đối với người Nigeria không chỉ còn là để xác định ai là ai. Khi trưởng thành, mọi người vẫn có thể tiếp tục rạch mặt. Nó dần mang cả giá trị tâm linh và là một biểu tượng của cái đẹp. Phụ nữ rạch mặt để làm duyên với những vết sẹo của mình. Bên cạnh đó, cũng có người tạo thêm những vết sẹo sau khi người thân qua đời để coi như một hình thức tưởng niệm.

Nhiều phụ nữ rạch mặt để trở nên thu hút hơn
Sự biến mất của một hủ tục
Năm 2003, hủ tục cũ này đã bị ngăn cấm, dù chưa thể khiến cả một truyền thống trăm năm xóa bỏ ngay lập tức. Thế nhưng theo thời gian, sự thay đổi đã diễn ra và ngày nay, thế hệ rạch mặt cuối cùng của Nigeria đã kết thúc. Năm 2017, chính quyền tiếp tục đưa ra điều luật phạt hình sự đối với những người vẫn thực hiện hành vi rạch mặt. Một số nhà ủng hộ còn cho biết đây cũng là một phương thức khiến căn bệnh thế kỷ HIV bị lan truyền tại Nigeria.
"Không ai muốn những vết sẹo bộ lạc đó trên mặt con mình nữa. Mọi người đã dần hiểu nó là hành vi cổ hủ, mê tín dị đoan và thậm chí là ngược đãi trẻ em", một người phản đối tục rạch mặt lên án.
Những người trẻ ở lứa tuổi đôi mươi được coi là thế hệ rạch mặt bắt buộc cuối cùng tại Nigeria hiện nay. Cô Taiwo chia sẻ khi mới sinh ra, sau khi chị gái sinh đôi của mình qua đời, cô đã bị ốm nặng. Thay vì được uống thuộc, Taiwo được đem đi rạch những vết sẹo trên má vì người lớn tin rằng đây là "bùa chú" để thần linh không đưa cô đi theo. Sau đó, cô quả thật khỏe lại, nhưng Taiwo không bao giờ tin vào "phép thuật" đó.
"Nó khiến tôi trông khác biệt với mọi người. Tôi ước mình không bao giờ bị sẹo trên mặt như thế", cô gái trẻ chia sẻ với tờ BBC.

Taiwo được rạch mặt để "chữa bệnh"
Ngay chính bản thân những con người từng tin và thực hiện tập tục cũ này như Umar Wanzam - một người thợ cắt tóc cũng đã quay ra phản đối lệ rạch mặt. Ngày còn trẻ, anh từng là người cầm dao lam "đánh dấu danh tính" cho hàng ngàn đứa trẻ ở địa phương. Ngay cả khi vẫn chưa bị cấm, Umar quyết định không thực hiện tục lệ này với các con của chính mình vì biết, thời đại đã thay đổi.
"Tôi yêu những dấu vết này, nhưng tôi biết chúng ta đã bước sang một thời đại và thế giới mới", anh nói.

Ngay cả người của thế hệ trước cũng đã từ bỏ quan niệm

'Mây sóng thần' khổng lồ ập vào bờ biển khiến hàng nghìn người kinh hãi được hình thành thế nào?
Tiêu điểm - 15 giờ trướcGĐXH - Cuộn mây đen dài hàng chục km tiến sát vào bờ, mang theo gió lớn và che khuất mặt trời khiến du khách sợ hãi, bỏ chạy.

Ngã rẽ bất ngờ của nữ sinh đạt thủ khoa toàn tỉnh nhưng vẫn trượt đại học hàng đầu
Tiêu điểm - 17 giờ trướcGĐXH - Không ai có thể ngờ rằng nữ sinh đạt điểm cao, thủ khoa toàn tỉnh lại bị hàng loạt đại học hàng đầu từ chối.

Người đi biển "trốn trong ô tô" khi nhìn thấy cảnh tượng đáng sợ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, người dân và du khách phải vội vã rời khỏi các bãi biển khi nhìn thấy cảnh tượng đáng sợ.

Cuộc sống hôn nhân nhiều người tò mò của cặp song sinh dính liền '2 đầu 1 thân'
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Cuộc sống của cặp song sinh dính liền '2 đầu 1 thân' Abby và Brittany luôn thu hút sự quan tâm của truyền thông và công chúng từ trước đến nay.

Cửu Long Thành Trại “hồi sinh” giữa lòng Hồng Kông
Tiêu điểm - 2 ngày trướcTừng được xem là một trong những khu dân cư đông đúc và hỗn loạn nhất thế giới, Cửu Long Thành Trại từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử đặc biệt của Hồng Kông.

Trung Quốc siết chặt quản lý bán hàng livestream: Người bán phải được đánh giá trình độ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThị trường livestream không còn “dễ ăn” như trước.

CEO tỷ đô nói gì sau màn ngoại tình với giám đốc nhân sự được công khai trước toàn thế giới?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - CEO Andy Byron của công ty công nghệ Astronomer bị hàng nghìn người chứng kiến cảnh ôm ấp giám đốc nhân sự Kristin Cabot khi xem concert của Coldplay, dù đã có gia đình riêng.

Cả trung tâm thương mại cháy dữ dội ở Iraq, thương vong nghiêm trọng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát tại trung tâm thương mại Hyper Mall ở TP al-Kut của Iraq và nhanh chóng nhấn chìm cả tòa nhà.

Sự thật kinh hoàng về những livestream mukbang bạn hay xem
Tiêu điểm - 3 ngày trướcNgười livestream ăn uống vô độ trước người xem của mình để bán hàng.

Bắc Cực hóa Nam Cực, một loài người thông minh biến mất?
Tiêu điểm - 3 ngày trướcNam Cực ngày nay từng nằm gần cực Bắc từ của Trái Đất thay vì cực Nam. Sự thay đổi vào 41.000 năm trước có thể đã khiến một loài người diệt vong.

Tịch thu hơn 363 tỷ đồng tiền mặt nằm vương vãi trên gác xép nhà bà cụ nghèo 60 tuổi
Tiêu điểmKhám xét căn nhà cấp 4 xập xệ của một bà lão nhặt ve chai, cảnh sát Trung Quốc bất ngờ phát hiện nhiều bao tải tiền mặt đủ loại ngoại tệ giấu trên gác xép.