Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tất tần tật những gì cần biết về Tamiflu - loại thuốc hiện đang tăng giá gấp 10 lần do sự bùng phát của cúm A/H1N1

Thứ bảy, 13:51 21/12/2019 | Sống khỏe

Trước tình trạng biến đổi khôn lường của cúm A/H1N1, hầu như mọi nhà thuốc đều đội giá của Tamiflu lên gấp 10 lần so với bình thường. Vậy Tamiflu có gì thần kỳ mà lại khan hàng trong thời điểm hiện nay?

Với giá thành bình thường là 45.000đ/viên được Cục Quản lý Dược Bộ Y tế kê khai, nhưng nay do sự bùng phát nặng nề của dịch cúm A/H1N1 mà giá thuốc Tamiflu đã tăng lên gấp 5, thậm chí gấp 10 làm người bệnh có nhu cầu mua cũng "bó tay". Nguyên do chính bởi khi mắc cúm A, các bác sĩ đều kê đơn thuốc Tamiflu nên ai nấy mới đổ xô ra nhà thuốc mua.

Tất tần tật những gì cần biết về Tamiflu - loại thuốc hiện đang tăng giá gấp 10 lần do sự bùng phát của cúm A/H1N1 - Ảnh 1.

Do sự bùng phát nặng nề của dịch cúm A/H1N1 mà giá thuốc Tamiflu đã tăng lên gấp 5, thậm chí gấp 10.

Trước tình hình này, rất nhiều người thắc mắc tại sao Tamiflu lại "sốt" đến như vậy hay có thể thay thế nó bằng các loại thuốc khác được không? Thế nên cần phải hiểu rõ bản chất của Tamiflu thế nào và nguyên do nó cháy hàng.

Tamiflu là thuốc gì, công dụng thế nào?

Tamiflu – hay tên gốc là Oseltamivir, là loại thuốc kháng virus giúp ngăn chặn các tác động của các loại virus cúm A, B trong cơ thể bệnh nhân. Theo Drugs.com, loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cúm khi phát bệnh trong 2 ngày hoặc thấp hơn.

Bên cạnh đó, Tamiflu còn có thể dùng để phòng ngừa cúm ở những người đã bị mắc bệnh nhưng chưa có triệu chứng. Nhưng lưu ý rằng, nó không được dùng trong việc điều trị cảm cúm thông thường.

Liều dùng thuốc Tamiflu

Tốt nhất, hãy bắt đầu dùng Tamiflu càng sớm càng tốt nếu bạn bắt đầu có những triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau họng, chảy nước mắt, nghẹt mũi… Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được loại thuốc này, nhất là mỗi người đều có cơ địa khác nhau sẽ dễ phát sinh phản ứng phụ.

Tất tần tật những gì cần biết về Tamiflu - loại thuốc hiện đang tăng giá gấp 10 lần do sự bùng phát của cúm A/H1N1 - Ảnh 2.

Không phải ai cũng dùng được thuốc Tamiflu.

Đối với người lớn trong việc điều trị nhiễm cúm A/H1N1 giai đoạn cấp tính, hãy uống trong vòng dưới 48 giờ, dùng 75mg thuốc Tamiflu, uống 2 lần mỗi ngày liên tục trong 5 ngày. Còn đối với bệnh nhân dự phòng cúm sau khi lỡ tiếp xúc với người bệnh, cần uống ngay 75mg Tamiflu, uống 1 lần mỗi ngày trong khoảng 10 ngày.

Đối với trẻ nhỏ, bạn không được tùy ý cho uống bởi cơ địa chúng khác hoàn toàn với người lớn. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng nhé.

Nhưng cần lưu ý thêm, trước khi dùng thuốc hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã tiêm vắc-xin cúm trong vòng 2 tuần vừa qua. Hoặc nếu bạn có tiền sử bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi hoặc bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào khác cũng phải nói với bác sĩ, nhờ đó nếu biến chứng xấu xảy ra thì có thể chữa trị kịp thời.

Cần làm gì nếu lỡ dùng Tamiflu quá liều hoặc thiếu liều?

Trong những trường hợp sử dụng khẩn cấp hoặc quá liều cho phép, bạn phải gọi ngay cho trung tâm y tế gần nhất hoặc cấp cứu 115 để họ có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần ghi chú lại danh sách những loại thuốc đã từng dùng, bao gồm các loại thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Còn trong trường hợp bạn nhỡ quên uống 1 liều thuốc như bác sĩ dặn, hãy dùng tiếp càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đang gần lúc sử dụng liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng như thời điểm kế hoạch. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều đã quy định.

Hãy thận trọng khi dùng Tamiflu

Tất tần tật những gì cần biết về Tamiflu - loại thuốc hiện đang tăng giá gấp 10 lần do sự bùng phát của cúm A/H1N1 - Ảnh 3.

Theo Drugs.com thông tin, Tamiflu không được sử dụng thay thế cho việc tiêm phòng cúm hàng năm. Thêm vào đó, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng đưa ra khuyến cáo về các nhóm người không nên tùy tiện sử dụng Tamiflu, nếu dùng phải thông qua khuyến cáo của bác sĩ:

- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Tamiflu.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

- Người đang dùng các loại thuốc khác như thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược hay thực phẩm chức năng…

- Người già và trẻ nhỏ tuyệt đối không được tự sử dụng.

- Đã tiêm chủng ngừa trong 2 tuần gần nhất.

- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim, phổi, thận hay bất kỳ các bệnh lý nào khác.

Ngoài ra bạn cũng nên cẩn trọng với các tác dụng phụ của Tamiflu như buồn nôn, nôn ói, đau đầu hay đau nhức toàn thân. Tuy nhiên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc, nên phải tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi quyết định uống nhé.

Nhưng tốt hơn hết là hãy "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Theo các khuyến cáo từ Webmd.com, bạn phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh xa nơi đông người, rửa tay thường xuyên với xà phòng, ra ngoài nên đeo khẩu trang và hắt hơi phải che miệng. Về chế độ ăn uống, hãy giữ ấm và tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh để nâng cao sức đề kháng. Nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh, hãy đưa đến cơ sở ý tế gần nhất và hạn chế không tiếp xúc với bệnh nhân.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 36 phút trước

GĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Top