Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng chân tay lạnh nhất là vào mùa đông có rất nhiều nguyên nhân, đó là:
- Thiếu sắt. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thậm chí nhiều người còn bị tê buốt hay châm chích khó chịu, đau đớn. Nếu không có đủ sắt trong máu, cơ thể sẽ chuyển oxy đến não và tim trước, đồng thời một số mao mạch hoặc dây thần kinh ngoại vi trên bề mặt cơ thể sẽ không có đủ oxy, dẫn đến lưu thông máu kém và chân tay lạnh.

Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày.
- Bệnh Lupus. Căn bệnh này có tác động nhất định tới các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân. Điều này làm cản trở sự di chuyển máu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bị lạnh.
- Huyết áp thấp. Căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.
- Đái tháo đường. Người bị tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.
Cách khắc phục chứng chân tay lạnh vào mùa đông
Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Một số người có thể có bàn chân, bàn tay lạnh hơn bình thường mà không có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Việc cần làm duy nhất để bảo vệ chúng là giữ ấm.
Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu Bạn nên đi khám tổng quát để tìm nguyên nhân khiến bàn tay bị lạnh buốt trong mùa đông , để từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
- Ngâm chân tay vào nước ấm cùng với vài lát gừng tươi, thêm một chút muối và ngâm trong khoảng 20 phút, kết hợp với mát-xa chân tay sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng lạnh tay chân.
- Duy trì lối sống khoa học bằng việc tập thể dục đều đặn. Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp nhiều năng lượng sẽ giúp sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cho cơ thể.
- Cần đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
- Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn.
- Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy.
- Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin để giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng.

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Ảnh minh hoạ
Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược
Có khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà, điển hình như:
- Ngải cứu chữa bàn chân lạnh. Lấy 30 - 50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15 - 20 phút.
- Gừng tươi. Lấy 20 - 30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1.5 lít nước. Lưu ý cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.
- Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10 - 15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.
Tốt nhất nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.

Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông suy thận cho biết thường phải thức đêm làm việc lệch múi giờ nên ăn uống thất thường. Ông cũng thường tham gia các buổi tiệc thâu đêm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...