eMagazine

Đến giờ phút này, khi đang được ôm đứa con bé bỏng ấp trong lòng, sản phụ trẻ Vì Thị Thích (Phiêng Khoài, Yên Châu, Sơn La) vẫn chưa tin con được cứu sống ngoạn mục đến vậy…


"Cuộc chiến" giành sự sống cho bệnh nhi non tháng, chỉ nặng 1,1kg

3 tuần trước, dù còn cách ngày dự kiến sinh đến gần 3 tháng nhưng cơn đau bụng quằn quại đã khiến Thích không thể chịu nổi. "Có lẽ phải đi bệnh viện thôi", Thích chỉ kịp nghĩ vậy rồi cùng người nhà cấp tốc khăn gói lên đường.

Ngồi trên xe taxi, cơn đau ngày càng dữ dội. Mới được nửa quãng đường nhưng thai phụ trẻ cảm nhận rõ đứa con trong bụng đang đòi "chui ra". Không kịp nữa rồi, cơn đau dồn dập khiến Thích cố lấy hết sức để rặn đẻ ngay trên xe. Chỉ ít phút sau, em bé cất tiếng khóc chào đời.

Telehealth: Kỳ tích của bé sơ sinh 1,1kg được mẹ rặn đẻ ngay trên xe ô-tô - Ảnh 1.

Bé V.V.T được cấp cứu khi mới nhập viện vì non tháng, nhẹ cân, suy hô hấp

Thế nhưng, khác với các lần sinh trước, lần này, em bé của Thích chỉ nhỏ tí xíu, lọt thỏm trong vòng tay của bà nội. Nhìn con yếu ớt, da môi nhợt nhạt, bà mẹ trẻ dấy lên nỗi sợ hãi, lo lắng không yên. Chưa bao giờ quãng đường tới bệnh viện lại trở nên xa đến thế…

Xe dừng trước sảnh bệnh viện, ê kíp các bác sĩ sản khoa, sơ sinh của Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu nhanh chóng tiếp nhận đưa 2 mẹ con đưa đi cấp cứu. Sản phụ Thích được các bác sĩ Khoa Sản đưa lên phòng xử lý sau đẻ còn em bé được đưa sang Đơn nguyên sơ sinh cấp cứu.

Là người trực tiếp tiếp nhận và điều trị cho bé V.V.T - con trai sản phụ Thích, BSCKI Phạm Hồng Tươi, phụ trách Đơn nguyên sơ sinh của bệnh viện cho biết, trẻ được đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp sau sinh, phản xạ sơ sinh yếu, tím quanh môi, phổi thông khí kém, rút lõm lồng ngực, lập tức được ủ ấm, bóp bóng oxy mask hỗ trợ.

Do bệnh nhi được sinh non tháng khi mới 28 tuần tuổi, chỉ nặng 1,1kg kèm suy hô hấp sau sinh nên các bác sĩ đã kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để cứu sống tính mạng của trẻ và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Trải qua nửa tháng giành giật sự sống, bằng nỗ lực phi thường của bản thân cùng sự chăm sóc ngày đêm của các bác sĩ, điều dưỡng tại Đơn nguyên sơ sinh, bé T đã hồi sinh một cách kỳ diệu, các dấu hiệu sinh tồn tiến triển khá tốt.

Quyết định làm nên sự tiến triển ngoạn mục

Cứu sống bệnh nhi T là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của BS Phạm Hồng Tươi cùng ê kíp tại Đơn nguyên sơ sinh. Tuy nhiên, để tự tin có hướng điều trị, nuôi dưỡng tiếp theo cho bé, BS Tươi đã xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện để được đưa ca bệnh ra hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông qua hệ thống khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth). Đây thực sự là quyết định làm nên sự tiến triển ngoạn mục của em bé này.

Telehealth: Kỳ tích của bé sơ sinh 1,1kg được mẹ rặn đẻ ngay trên xe ô-tô - Ảnh 2.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu hội chẩn ca bệnh với các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông qua Telehealth

Từ đầu cầu Hà Nội, sau khi nghe BS Tươi báo cáo ca bệnh và việc xử trí cho bệnh nhi trong 16 ngày đầu đời, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã gửi lời chúc mừng cả ê kíp đã xử trí rất tốt trường hợp này, kịp thời cứu sống cháu bé.

Để giúp các bác sĩ ở Mộc Châu làm tốt hơn nữa, tiếp tục hành trình nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, tại buổi hội chẩn, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Trưởng Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) đã hướng dẫn các bác sĩ ở Mộc Châu phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhi này, chẳng hạn như hướng dẫn cách cai máy; lưu ý dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh; cách truyền dịch…

Ngoài việc điều trị, các bác sĩ tại Mộc Châu còn được GS.TS Lê Thị Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) hướng dẫn cách cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho bệnh nhi.

"Sau khi được cô Thúy hướng dẫn cai máy, cô Hương hướng dẫn về dinh dưỡng cho bé, chúng tôi đã làm như các thầy cô trao đổi, thấy bệnh nhi thở ổn lắm, cân nặng tăng cũng tốt", BS Phạm Hồng Tươi hồ hởi nói.

Telehealth: Kỳ tích của bé sơ sinh 1,1kg được mẹ rặn đẻ ngay trên xe ô-tô - Ảnh 3.

Từ đầu cầu Mộc Châu, BS Phạm Hồng Tươi báo cáo về ca bệnh và xin ý kiến hội chẩn để có hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhi này

Theo BS Tươi, thời điểm hiện tại, bé T đã được cai máy và tự thở hoàn toàn, được chuyển qua giường sưởi gần mẹ và ấp mẹ qua phương pháp kangaroo. Bé được nuôi kết hợp ăn bằng truyền dịch và tập ăn bằng thìa qua đường miệng.

Do mẹ bé ít sữa nên các bác sĩ đã xin sữa của những bà mẹ không có bệnh truyền nhiễm mới sinh con tại Khoa để cho bé tập ăn. Hiện tại, bé đã ăn được khoảng 136ml sữa/ngày.

Nữ bác sĩ có công lớn trong việc cứu sống em bé cũng không giấu được niềm vui khi "khoe" với chúng tôi: "Trộm vía, con đã tăng lên được 1,5kg rồi". Đây được coi là thành công với một trẻ non tháng, nhẹ cân, suy hô hấp cho đến thời điểm hiện tại.


Tạo đà cho những "kỳ tích" về sau

Theo BS Phạm Hồng Tươi, từ khi được hội chẩn trực tiếp với các thầy cô ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chị cũng như các bác sĩ khác đã lĩnh hội thêm được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích và cảm thấy tự tin hơn trong việc cấp cứu và điều trị cho các ca bệnh về sau.

Cũng từ ca hội chẩn này, BS Tươi cùng ê kíp đã có một số điều chỉnh, từ bước ban đầu là hồi sức cấp cứu đến phác đồ điều trị phù hợp và chế độ chăm sóc nhằm hướng tới việc xử trí tốt nhất để cứu sống và nuôi dưỡng các trường hợp tương tự tiếp theo.

Nhờ cự cấp cứu kịp thời, đúng phác đồ của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu kèm việc được các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hội chẩn, hướng dẫn cách điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý, bé T đã có những chuyển biến ngoạn mục. 

Nữ bác sĩ lấy ví dụ chứng minh, sau bé T, Khoa tiếp nhận thêm 2 trường hợp sinh non khác, trong đó có 1 trường hợp non tháng 28 tuần chỉ tròn 1kg; một trường hợp 30 tuần, nặng 1,5kg. Cả hai bé đều bị suy hô hấp. Nhưng với kinh nghiệm, kiến thức từ trước cộng với việc được các chuyên gia hội chẩn ca sinh non vừa qua, các bác sĩ đã tự tin cấp cứu thành công, các bé đều ổn định, đang được chăm sóc, theo dõi tại bệnh viện.

"Trước đây, với những ca đẻ non, nhẹ cân như vậy, thường chúng tôi sẽ chuyển viện 100% vì để cấp cứu và nuôi sống rất khó. Từ khi có các thầy cô hỗ trợ hội chẩn từ xa, tại thời điểm này, chúng tôi đã cấp cứu, nuôi dưỡng các cháu khá thành công", nữ bác sĩ có nhiều năm gắn bó với trẻ sơ sinh nói.

BS Phạm Hồng Tươi cho biết thêm, không chỉ các trường hợp ở khoa sơ sinh, các khoa, phòng khác của bệnh viện khi đưa ca bệnh ra hội chẩn từ xa với các chuyên gia tuyến trên cũng đều có những tiến triển rất tốt. Có ca bệnh hồi phục ngoài sự mong đợi.

Telehealth: Kỳ tích của bé sơ sinh 1,1kg được mẹ rặn đẻ ngay trên xe ô-tô - Ảnh 5.

Hiện em bé đã được cai máy thở, được ấp mẹ bằng phương pháp kangaroo, cân nặng tiến triển tốt

Nói về việc được tham gia hội chẩn từ xa với các chuyên gia đầu ngành tuyến trên, BS Tươi như được "cởi lòng". Chị chia sẻ: "Có lẽ ngày xưa chưa bao giờ dám mơ đến mà giờ lại trở thành hiện thực. Tôi không nghĩ lại có cơ hội đối thoại trực tiếp với các thầy cô tuyến trên và được chỉ bảo tận tình đến thế. Thật sự là một điều quá tuyệt vời", BS Tươi xúc động nói.

Theo BS Tươi, qua việc khám, chữa bệnh từ xa, có lẽ không chỉ bản thân chị mà các đồng nghiệp khác ở các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa đều cảm nhận và thấy rõ được ý nghĩa của chương trình này. Đó chính là chuyên môn của đội ngũ bác sĩ tuyến dưới được nâng lên, bác sĩ tự tin hơn trong việc xử trí các ca bệnh. Điều đó đem lại kết quả trông thấy là sự chuyển biến, hồi phục rõ rệt khi được hội chẩn và điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng yên tâm hơn khi được các chuyên gia tuyến trên hỗ trợ điều trị bệnh, giảm việc chuyển tuyến, chi phí đi lại và quan trọng hơn là kịp thời cứu sống nhiều ca bệnh khó, phức tạp ngay tại địa phương.

Giúp bệnh viện, thầy thuốc và người bệnh xích lại gần nhau hơn

Trên thực tế, không chỉ các bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, thời gian qua, rất nhiều ca bệnh nặng, khó điều trị đã được kịp thời cứu sống, điều trị thành công thông qua Telehealth.

Ngày 22/6/2020, Bộ Y tế đã ban hành Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 – 2025 với 2 mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.

Đề án hướng đến 5 mục tiêu cơ bản. Một là, xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến trên gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

Hai là, xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến dưới gồm một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh viện tư nhân thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

Ba là, thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bốn là, tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt người dân vùng sâu, xa, khó khăn.

Và mục tiêu cuối cùng hướng tới giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và chi phí tiền túi của người dân.

Chẳng hạn, một người bệnh điều trị tại vùng địa đầu Tổ quốc là Hà Giang đã được hàng chục chuyên gia đầu ngành hội chẩn trực tuyến tại Hà Nội; một cậu bé sống tại Lào nhưng được các bác sĩ Việt Nam cùng bàn thảo để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất hay một bệnh viện tuyến huyện miền núi đã tiến hành nối chi, hút dịch mủ màng phổi thành công nhờ sự hỗ trợ đắc lực, kịp thời của tuyến trên. 

Tất cả tạo ra những điều tưởng chừng như khó có thể xảy ra nhưng lại thành hiện thực nhờ việc khám, chữa bệnh… từ xa.

Nói về hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" (ban hành ngày 22/6/2020) được xây dựng với quan điểm chủ đạo là "Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa". Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên "chất lượng cao hơn"; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được "lan tỏa xa hơn" tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

"Có thể khẳng định Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" là một trọng tâm hoạt động trong giai đoạn hiện nay của Bộ Y tế. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long đã trực tiếp chỉ đạo hoạt động này nhằm mục xây dựng mạng lưới y tế không giới hạn giữa các tuyến", PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, các bệnh viện tuyến Trung ương có đội ngũ giáo sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm cần phải phát huy trong giai đoạn này để hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới. Những kinh nghiệm điều trị rất quan trọng và đáng trân trọng.

Telehealth: Kỳ tích của bé sơ sinh 1,1kg được mẹ rặn đẻ ngay trên xe ô-tô - Ảnh 7.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, việc triển khai khám, chữa bệnh từ xa trong thời điểm hiện tại thể hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế. Hoạt động này giúp giảm quá tải bệnh viện tuyến trên và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và các cơ sở y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới; hạn chế chuyển tuyến và giảm chi phí đi lại cho người dân.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, tất cả các chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa của bệnh viện đều được phát sóng trực tiếp, lưu Youtube, fanpage của bệnh viện. Tương tác trung bình là 500.000 đến 800.000 lượt tương tác. 

"Ngoài việc thực hiện hội chẩn, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại địa phương, đây là một kênh rất quan trọng để chúng tôi làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên, hướng dẫn các bác sĩ trẻ, bác sĩ mới ra trường", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết.

MAI THÙY
Hoàng Việt


Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top