Hà Nội
23°C / 22-25°C

Qua Telehealth, bác sĩ Phụ sản Hà Nội hội chẩn cứu cô gái dân tộc Dao ở Bắc Kạn mắc bệnh hiếm gặp

Chủ nhật, 17:59 20/09/2020 | Y tế

GiadinhNet – Tại buổi hội chẩn qua Telehealth, phương án được đưa ra với bệnh nhân D là cần hút buồng tử cung để giải phẫu bệnh, từ đó mới có kết luận chính xác xem có đúng là thai trứng không và thai trứng phát triển ở mức độ nào...

Hơn 1 tuần trước, cô gái trẻ L.M.D (20 tuổi, dân tộc Dao ở Pác Nặm, Bắc Kạn) được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn trong tình trạng chậm kinh 1 tháng kèm đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, da xanh, niêm mạc nhợt.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả thăm khám âm hộ, âm đạo cho thấy, bệnh nhân bị ra ít huyết màu đỏ sẫm. Cổ tử cung đóng kín, thân tử cung to bằng thai khoảng 2 tháng; 2 phần phụ bình thường. Cùng đồ mềm mại. Bệnh nhân được làm xét nghiệm thử thai và cho kết quả dương tính.

Khi siêu âm, các bác sĩ nhận thấy, bệnh nhân bụng mềm, không chướng, không có sẹo mổ, u cục. Ấn hạ vị đau tức.

Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân chưa lập gia đình và chưa có con. Hơn 1 năm trước, bệnh nhân có kết quả sinh thiết chửa trứng hoàn toàn và đã được nạo chửa trứng vào tháng 6/2019.

Qua Telehealth, bác sĩ Phụ sản Hà Nội hội chẩn cứu cô gái dân tộc Dao ở Bắc Kạn mắc bệnh hiếm gặp - Ảnh 2.

Trường hợp bệnh nhân D được đưa ra hội chẩn tại buổi khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Trước ca bệnh này, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn chẩn đoán, bệnh nhân bị chửa trứng trên nền thiếu máu nặng. Bệnh nhân được chỉ định nạo thai trứng để làm sinh thiết xác định chẩn đoán.

Tuy nhiên, do bệnh nhân trẻ tuổi, chưa có chồng, chưa có con, chưa rõ chửa trứng cũ hay mới, hơn nữa, nếu chửa trứng có biến chứng ác tính, bệnh nhân sẽ có hướng điều trị tiếp theo như thế nào nên các bác sĩ tại đây đã quyết định đưa ca bệnh ra xin ý kiến hội chẩn tại buổi khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Trước các ý kiến trên, tại đầu cầu Hà Nội, TS.BS Lê Thị Anh Đào - Trưởng Khoa Phụ ngoại (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, với các kết quả xét nghiệm đã được làm, để xác định chính xác bệnh của bệnh nhân này khá khó vì bệnh nhân không được theo dõi sau hút thai trứng lần đầu.

Theo BS Anh Đào, ở trường hợp này, việc sót thai trứng ở lần hút thai trước là tương đối hiếm, ít xảy ra. Bởi lẽ, nếu hút sót thai sẽ đi kèm với tình trạng rong kinh, rong huyết liên tục. Cùng với đó là xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân này không có các triệu chứng trên, do vậy, BS Đào nhận định việc chửa trứng cũ tái phát ở bệnh nhân này gần như rất ít. 

Tuy nhiên, trước câu hỏi thai trứng cũ có bị tái phát hay không, BS Anh Đào cho biết, cũng như các bệnh lý khác, thai trứng tái phát là có gặp nhưng tỷ lệ không nhiều, khoảng 1,8%. Tức là, khoảng 60 người chửa trứng sẽ có 1 người có nguy cơ bị tái phát ở lần có thai tiếp theo.

Với trường hợp bệnh nhân D, theo Trưởng Khoa Phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các kết quả siêu âm cho thấy, đây không phải là thai phát triển tốt trong buồng tử cung. Do đó, phương án đưa ra với bệnh nhân D là cần hút buồng tử cung để giải phẫu bệnh. Từ đó mới có kết luận chính xác xem có đúng là thai trứng không và thai trứng phát triển ở mức độ nào, có nguy cơ ác tính hay không.

Nói thêm về các trường hợp phụ nữ bị thai trứng có biến chứng ác tính thành ung thư nguyên bào nuôi, BS Anh Đào cho biết, trước đây, những bệnh nhân như vậy sẽ phải cắt tử cung để điều trị hóa chất.

Nhưng với bệnh nhân trẻ tuổi, chưa chồng con, các bác sĩ sẽ tính đến phương pháp điều trị để bảo tồn cơ quan sinh sản cho người bệnh để người bệnh có khả năng mang thai và làm mẹ về sau.

Từ trường hợp này, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lưu ý, các bệnh nhân sau hút thai trứng phải quay lại khám, quản lý ở những cơ sở y tế có kinh nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất trường hợp u nguyên bào nuôi sau thai trứng.

Ở trường hợp bệnh nhân này, do không được quản lý nên khó phát hiện chính xác nguyên nhân mà phải làm giải phẫu bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có đánh giá bệnh nhân có nguy cơ thấp hay cao với u nguyên bào nuôi để có phương án điều trị hợp lý nhất cho người bệnh.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như: Nhau thai và túi ối.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp. Gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn buồng tử cung, có đường kính 1mm đến vài chục milimét.

Hiện tượng này được gọi là thai trứng. Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (được gọi là thai trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (thai trứng bán phần).

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người bệnh bị thai trứng như: Lớn tuổi, trên 35 tuổi dễ thụ thai bất thường; sinh nhiều lần, suy dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu đạm, thiếu vitamin A), vấn đề miễn dịch của cơ thể….

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Người đàn ông 42 tuổi mang khối u nặng 3,6kg trong lồng ngực mà không biết

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Y tế - 1 ngày trước

Hai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 3 ngày trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 4 ngày trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 4 ngày trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Top