Tết chưa đến nhưng người Hà Nội vẫn bỏ tiền triệu chơi đào trái mùa nở hoa sớm
GiadinhNet - Những ngày cuối mùa thu, trên phố Hà Nội xuất hiện những cành đào dày nụ và hoa. Cả người mua và người bán đều lạ lẫm và thích thú...
Khi hoa sữa đang bung nở nồng nàn khắp phố thì chị em Hà thành lại đang săn lùng những cành đào nở sớm trước Tết vài tháng về cắm chơi trong nhà.
Dạo một vòng quanh chợ mạng, nhiều tiểu thương ở Hà Nội đã rao bán cành đào. Theo quảng cáo, đây là loại đào rừng, có thân mốc trắng, mọc rêu, được trồng nhiều ở Sơn La. Tùy vào kích thước, chất lượng hoa mà mỗi cành có giá dao động từ 250.000 - 2.000.000 đồng.

Đào rừng có thân, cành sần sùi, mốc, rêu quấn xung quanh. Ảnh: Dân Trí
Chị Hoài An, một tiểu thương bán hoa ở Thanh Trì (Hà Nội), cho biết trên Dân Trí, từ cuối tháng 9, nhà chị đã nhập cành đào về bán. Những cành to, cao trên 4 m, dày nụ có giá 1,4 - 1,6 triệu đồng/cành; còn cành nhỏ, dưới 1 m sẽ được bó thành set, bán với giá 250.000 đồng.
"Tính đến nay, tôi đã bán được hơn 100 cành đào rừng. Nếu trời không mưa bão thì cứ cách một ngày, đào nhà tôi về một lần, còn không thì 2 - 3 ngày, nên khách không phải đợi, cứ đặt là có hàng ngay", chị nói.
Nhiều người chơi hoa nhận xét, so với hoa đào chính vụ, các cành đào này ít nụ hơn, cánh hoa mỏng, thân không mập bằng. Mức giá bán cũng cao hơn. "Nhưng trong những ngày dịch bệnh, cảm giác được ngắm cành đào nở vào thời tiết thu se lạnh, tâm hồn thoải mái đôi phần. Chưa kể, có cành đào trong nhà cũng thấy ấm cúng như xuân đang về", chị Oanh nói.
Hiện tượng hoa đào nở trước Tết vài tháng từng xuất hiện cuối tháng 10/2020. Một số người trồng đào có kinh nghiệm ở Sơn La phỏng đoán nguyên nhân do thời tiết lạnh sớm nên các loại cây như đào, lê ra hoa sớm. Chủ một vườn đào ở Lạng Sơn lại cho rằng, những cây ra hoa sớm do không được chăm sóc tốt, rụng lá nên gây ức chế mầm hoa và nở trái vụ.
Mỗi cành đào dài từ 1,5 m đến 4 m, chủ yếu là đào phai 5 cánh, hoa có màu phớt hồng. Tuy không có nụ nhiều như chính vụ nhưng các cành đều sai hoa. Có thể chơi từ 1 đến 2 tháng.
Chia sẻ trên Infonet, chị Đào Thị Vĩnh, chủ cửa hàng hoa ở Ích Vịnh, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội), cho hay: "Ban đầu người dân trồng họ cũng không muốn cắt bán vì những cây đào trồng lâu năm họ thường gọi là "đào tiên" rất quý. Nhưng vì lạ khi thấy đào nở sớm và muốn được đem về Hà Nội để mọi người thưởng thức hoa trái mùa nên tôi đã thuyết phục người trồng họ cắt bán cho".

Cành đào mới cắt để chuyển về Hà Nội....
Để đảm bảo độ tươi cho cành hoa, mỗi ngày chị Vĩnh báo vườn cắt và vận chuyển về Hà Nội khoảng 30 cành.
Vừa bỏ tiền triệu mua một cành đào dài khoảng 3 mét về cắm trong nhà, chị Mai Lan (Hà Nội) rất thích thú bởi giữa mùa Thu lại được ngắm hoa đào; đặc biệt cành chị mua về hoa nở trắng tinh.
"Chưa khi nào tôi được cắm đào trắng cả, lần đầu tiên mua được cành đào vừa trái mùa nhưng cành rất tươi lại có màu độc nên tôi rất thích. Dù bông nhỏ hơn so với đào chính vụ nhưng cành khá sai nụ, hiện đang nở lác đác, vài hôm nữa chắc nó sẽ nở trắng, rất thú vị... ", chị Lan hứng khởi nói trên Infonet.

Ngoài những cành đào phai còn có cành đào trắng đột biến. Nhiều chị em mua về cắm, đến khi bung nụ mới phát hiện hoa màu trắng nhìn như hoa mận khiến họ vô cùng thích thú.
Ngoài bán theo cành, trên nhiều diễn đàn, chợ mạng, các thương lái còn thi nhau bán cây đào phục vụ cho tết dương lịch và tết Nguyên đán. Người mua có thể mua luôn hoặc gửi nhà vườn chăm sóc và hẹn tới thời điểm lấy về. Theo lý giải, việc mua bán sớm sẽ giúp khách tìm được cây ưng ý, còn chủ vườn thì không lo sợ ế hàng.

Quy định bắt buộc đối với người về từ vùng dịch tại Quảng Ninh bản net sửa

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 15 giờ trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 2 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 3 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.