Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Tết" ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương

Thứ bảy, 11:00 27/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - Hôm nay tròn một tháng cặp vợ chồng BS Lê Viết Hải cùng vợ là điều dưỡng Lê Thị Hương tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19 ở Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương. Họ có một cái Tết Nguyên đán và một Ngày Thầy thuốc 27/2 ở gần nhau nhưng không bên nhau.

Tết ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương - Ảnh 2.

Viết tâm thư gửi bệnh nhân

Anh Lê Viết Hải (sinh năm 1983) là bác sĩ của Khoa Liên chuyên khoa, còn chị Lương Thị Hương là điều dưỡng của Khoa Truyền nhiễm. Cả hai đều làm việc tại Trung tâm Y tế Chí Linh ngay từ những ngày đầu bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19. 

Tết ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương - Ảnh 3.

Chị Hương trong một ca làm việc tại Trung tâm Y tế TP. Chí Linh.

Chị Hương chính là một trong những nhân viên y tế trong kíp tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 đầu tiên vào Khoa Truyền nhiễm. Nhớ lại những ngày đầu tiên đó, chị khắc khoải: "Hai vợ chồng chúng tôi đến trung tâm y tế làm việc như bình thường thì nhận được tin có bệnh nhân dương tính chuyển lên Khoa Truyền nhiễm. Ban đầu, chúng tôi rất hoang mang và lo lắng. Cả kíp trực không biết phải xử lý như thế nào thì nhận được cuộc gọi của BS Vũ Minh Điền từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hướng dẫn về cách tiếp cận và điều trị khiến cả kíp trực bình tĩnh và yên tâm hơn rất nhiều". 

Nhận được lệnh là quay cuồng ngay với công việc. Điều may mắn nhất đối với vợ chồng chị Hương là ông bà hai bên còn khỏe. Nỗi nhớ con được vơi đi phần nào bởi hai cháu đã được ông bà chăm sóc chu đáo. Trong suốt 1 tháng qua, dù làm việc chung cùng một bệnh viện nhưng số lần anh chị gặp gỡ nhau chỉ tính trên đầu ngón tay. Mọi cảm xúc cá nhân đều được kìm nén để phụng sự sứ mệnh chung.

Tết ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương - Ảnh 4.

Khoảnh khắc làm việc đến đêm khuya của chị Hương và các đồng nghiệp Khoa Truyền nhiễm trong những ngày đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.

Với bác sĩ Hải, những ngày này là khoảng thời gian anh vô cùng trân quý và thấy nghề y đầy thiêng liêng. Bằng chất giọng đầm ấm, điềm đạm của một bác sĩ đã có thâm niên với nghề, anh Hải trầm ngâm: "Tôi gắn bó với nghề y đến nay cũng đã 14 năm nhưng đây thực sự là thời gian đặc biệt nhất. Khoa Nội của chúng tôi trong đợt đầu tiên tiếp nhận đến 60 bệnh nhân COVID-19. Được sự hướng dẫn của các chuyên gia của Bộ Y tế, chúng tôi xác định việc cần làm đầu tiên là phải ổn định tâm lý cho các bệnh nhân. Tôi vẫn nhớ như in những dòng chữ đánh máy với mong muốn san sẻ và đồng hành cùng người bệnh được viết ra. Chưa bao giờ tôi thấy sự đồng lòng và sứ mệnh của nghề nghiệp lại đặc biệt đến thế". 

"Chúng ta đang đi chung trên một con thuyền. Dẫu biết, điều kiện sinh hoạt ở Bệnh viện Dã chiến số 1 không thể thoải mái như ở nhà được, nhưng các bạn hãy cứ vững tin. Các y bác sĩ của chúng tôi đang đồng hành trực tiếp cùng các bạn để chiến thắng COVID-19" - đó là những lời tha thiết trong bức "tâm thư" được anh Hải cùng các đồng nghiệp gửi tới bệnh nhân. 

Cuộc hội ngộ lạ lùng

"Niềm tin" là từ khóa mà chúng tôi được nghe nhiều nhất trong suốt cuộc trò chuyện với vợ chồng bác sĩ Hải, bởi như anh Hải nói "đó là thứ khiến chúng tôi và bệnh nhân vượt qua mọi khó khăn trong những ngày chiến đấu với COVID-19". 

Tết ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương - Ảnh 5.

Phút đời thường của vợ chồng anh Hải.

Những ngày Tết vừa qua, ngoài những lúc đón tin vui về các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh thì gần như cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ vẫn hoà nhịp với cuộc chiến đấu chung với COVID-19 của hàng nghìn đồng nghiệp tại tâm dịch Hải Dương. Thi thoảng họ cũng được gặp nhau, nhưng những cuộc gặp của họ cũng thật đặc biệt. Chúng tôi không khỏi xúc động khi xem được hình ảnh do một đồng nghiệp của anh chị "chụp trộm" cuộc hội ngộ giữa tâm dịch của hai anh chị. 

 Tôi hỏi chị: "Lúc đấy, chị cảm giác như thế nào?". Chị Hương thẹn thùng, im lặng hồi lâu rồi đáp: "Em có người yêu chưa? Đấy! Nhớ như nhớ người yêu mà người yêu trước mặt cũng cứ phải "dửng dưng" để đảm bảo an toàn trước COVID-19 thì khó nói lắm. Chỉ biết là bồi hồi thôi". 

Dù ai cũng có những nỗi niềm riêng nhưng anh Hải, chị Hương và các y bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến số 1 luôn được sưởi ấm bằng những lời động viên từ đồng đội. Đó là sự hiệp lực của niềm tin. 

Anh Hải xúc động: "Chúng tôi gần như không còn phân biệt vai vế, chức vụ mà cùng nhau hòa nhịp vào cuộc chiến với tinh thần đoàn kết và tương trợ. Tôi đã rất xúc động khi thấy một đồng nghiệp trước dịch đã có ý định rời ngành y vì quá vất vả, đã nghỉ nhiều tháng không lương, nhưng đúng lúc bệnh viện trở thành nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 thì sẵn sàng tham gia. Tôi tin rằng, sau cuộc chiến này, bạn ấy sẽ suy nghĩ lại". 

Điều khiến anh Hải xúc động còn là sự yêu thương của các bệnh nhân COVID-19 dành cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện. Nhiều bệnh nhân đã "chia phần" từ những món quà được người nhà tiếp tế để dành tặng cho các y bác sĩ. 

Tết ngành y của cặp vợ chồng cùng đi chống dịch ở Hải Dương - Ảnh 6.

Bức ảnh cuộc gặp gỡ gần nhau nhưng không được bên nhau thời COVID-19 do đồng nghiệp của vợ chồng anh chị "chụp trộm".

Chị Hương sau tròn 26 ngày trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được ra nghỉ ngơi tại khu cách ly. Anh Hải mừng thầm nhưng vẫn gửi một lời động viên đầy trách nhiệm: "Em cố gắng nghỉ ngơi một nhịp để còn tiếp sức đồng nghiệp!". Chẳng có ngôn tình lãng mạn nào được kể từ câu chuyện của anh chị, nhưng sự chân thành và những hy sinh là điều đáng được ghi nhận. 

Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, chúng tôi hỏi anh chị những suy ngẫm về nghề y. Chị Hương đáp: "Kiếp trước chắc mình được nhiều người chăm sóc nên kiếp này làm nghề y để trả ơn!". Còn anh Hải thì giản dị: "Chúng tôi là những mảnh kim loại nhỏ bé, khi dồn lại thì có thể đúc lên thành khối chuông lớn ngân vang thanh âm tươi đẹp cho cuộc đời!". 

Trong khu cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 chắc hẳn không khí 27/2 không rộn ràng như những năm trước. Nhưng cả nước đang gửi yêu thương và dõi theo từng chuyển động của tâm dịch với những lời cảm ơn đặc biệt. Kết thúc cuộc phỏng vấn với anh chị, chúng tôi chợt nghĩ đến những lời giản dị trong bài hát "Hạnh phúc nghề y" của nhạc sĩ Thủy Nguyễn: "Áo trắng tinh khôi/ Chúng tôi mang cho đời những niềm vui/ Những hy vọng về sự sống và tình yêu con người…". 

Huy Hoàng - Đức Tùy (từ tâm dịch)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 3 giờ trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 1 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Top