Tết Trung thu xưa không chỉ dành riêng cho trẻ
GiadinhNet - Trong đêm Trung thu, phụ nữ giúp nhau làm bánh, các loại bánh dưới hình thức các con, có những chiếc bánh trung thu to đẹp như mặt trăng...
Theo các nhà khảo cổ học,Tết Trung thu là lễ hội trăng rằm của người Việt xưa ở vùng đồng bằng sông Hồng. Đó là lễ hội vào mùa thu, khi khí trời mát mẻ, người nông dân đang chờ đến ngày thu hoạch mùa màng nên tổ chức vui chơi dưới ánh trăng.
Nhưng hiện nay tết Trung thu đã dần mất đi tính nguyên bản của nó. Trẻ em xem tết trung thu cũng giống như bất kỳ một ngày lễ tết khác trong năm vì sẽ được đi chơi và được...tặng quà. Không còn sự háo hức đi phá cỗ, trông trăng và ...chơi trăng.

Tết Trung thu của người Việt xưa (ảnh tư liệu)
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Về sau người Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Trong khi tết Trung thu của người Việt đang bị mai một thì ở Hàn Quốc, Nhật Bản, hai đất nước phát triển hiện đại hàng đầu chấu Á lại giữ nguyên được ngày lễ này.
Tại đất nước này, Tết Trung thu được gọi Tết Chuseok – Lễ tạ ơn, là ngày lễ chính trong năm. Người dân xứ sở kim chi thường được nghỉ 3 ngày để chào đón và chuẩn bị cho ngày Tết Chuseok. Một loạt các sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trong dịp này để người dân cùng khách tham quan có thế tham dự.
Nổi bật là chuỗi sự kiện tại Trung tâm toàn cầu Seoul với tên gọi “Lễ tạ ơn dành cho người Hàn Quốc và khách nước ngoài” với các buổi biểu diễn âm nhạc, võ thuật truyền thống của Hàn Quốc.
Trong khuôn khổ sự kiện, du khách nước ngoài cũng có cơ hội trải nghiệm nghi lễ thờ cúng tổ tiên, viết thư pháp, mặc trang phục hanbok, chơi các trò chơi dân gian truyền thống của Hàn Quốc như kéo sợi hoặc Tuho.
Một điều đặc biệt là tết Trung thu của Hàn Quốc được tổ chức ở nông thôn. Trong những ngày rằm mùa thu, cả thành phố Seoul dường như vắng lặng vì tất cả mọi người lũ lượt kéo nhau về nông thôn để ăn tết. Họ xem đây là ngày hội truyền thống dòng họ và gia đình. Người giữ chức to đến mấy, tết Trung thu đều kéo về quê quỳ, lạy, chúc tụng người già rất long trọng. Người già cho tới trẻ nhỏ vui mừng ca hát nhảy múa thâu đêm.

Trẻ em xưa háo hức mỗi khi Tết Trung thu đến (ảnh tư liệu)
Giáo sư Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc cho biết, trong dịp sang Hàn Quốc nghiên cứu thì thấy tết Trung thu ở đất nước xứ kim chi này được tổ chức lớn nhất, rầm rộ nhất và kéo dài nhiều ngày nhất. Tết Nguyên đán của họ chỉ tổ chức 1 ngày nhưng tết Trung thu kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần.
Còn Trung thu của người Việt xưa chính là ngày hội của nhân dân vào mùa thu, ngày trăng sáng nhất trong năm. Vào đêm trăng, dân làng tụ tập cùng nhau ngắm trăng, nhìn mặt trăng cầu nguyện mưa thuận gió hòa, cùng nhau bàn bạc chuyện làm ăn, chung tay góp sức chống hạn, chống lũ...

Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn được gọi là Tết Chuseok - lễ tạ ơn, ngày tết chính trong năm.
Trong đêm đó, phụ nữ giúp nhau làm bánh, các loại bánh dưới hình thức các con, có những chiếc bánh trung thu to đẹp như mặt trăng. Cũng trong đêm đó họ tổ chức hát tuồng, hát chèo. Chỗ này múa đèn trống quân. Chỗ kia là trẻ được vui chơi, được ăn bánh kẹo…
Cũng theo GS Hoàng Chương, xã hội dần chuyển sang công nghiệp hóa hiện đại hóa vì thế nhu cầu để ngắm trăng, để bàn chuyện mùa màng không còn nên chỉ còn lại niềm vui của bọn trẻ. Vì thế dần dần chúng ta đã biến tết Trung thu là tết của toàn dân thành tết cho trẻ em.
Việc kế thừa này là phù hợp với xu thế phát triển tuy nhiên cái ý nghĩa về tinh thần thì bị mai một đi. Ý nghĩa tinh thần đối với trẻ không chỉ là được ăn, được phát quà mà niềm vui lớn nhất đối với trẻ là được vui chơi.
Ngân Khánh

Hà Tĩnh: Lật xe khách trên QL1, 9 người tử vong
Thời sự - 41 phút trướcGĐXH - Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 1 ở địa phận phường Sông Trí (Hà Tĩnh) làm 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Điểm sàn xét tuyển đại học 2025 các trường Y, Dược
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Hàng loạt trường đại học Y, Dược công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Top hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025 – Việt Nam thăng hạng thứ bao nhiêu?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong danh sách các cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới do Henley Passport Index công bố, Singapore là quốc gia đứng thứ nhất. Trong khi đó hộ chiếu Việt Nam từ vị trí 91 lên đứng thứ 84 thế giới.

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Bắc khi nào kết thúc?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, mưa dông tiếp tục xảy ra ở nhiều khu vực trên cả nước. Trong đó Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn nốt trong ngày hôm nay.

Nước lũ cô lập, người dân xúc động bật khóc khi trực thăng thả lương thực
Thời sự - 2 giờ trướcMưa lũ khiến hàng nghìn người dân ở xã miền Tây, tỉnh Nghệ An bị cô lập, thiếu lương thực. Khi thấy trực thăng của quân đội thả lương thực xuống tiếp tế, nhiều người dân xúc động, bật khóc.

Tin sáng 25/7: Bão số 4 di chuyển chậm và suy yếu dần thành áp thấp; Hàng loạt trường ngành Công an công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ 4h sáng ngày 26/7 bão số 4 suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Nghi phạm sát hại cô gái sa lưới sau 12 giờ bị cảnh sát truy lùng gắt gao
Pháp luật - 10 giờ trướcSau 12 giờ truy lùng ráo riết, lực lượng cảnh sát ở Đồng Nai đã bắt giữ được nghi phạm đâm chết cô gái trẻ giữa đêm; hiện đang làm rõ động cơ gây án và lấy lời khai đối tượng.

Ngổn ngang cảnh bùn non dày đặc quện nhà cửa, tài sản ở vùng lũ Nghệ An
Đời sống - 11 giờ trướcNước lũ ở xã Tương Dương (Nghệ An) vừa rút đi, để lại một khung cảnh ngổn ngang, bùn non dày đặc quện lấy nhà cửa, tài sản.

Hà Nội: Mưa như trút nước, trạm bơm nghìn tỷ hoạt động ra sao?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 24/7, trận mưa lớn trút xuống nhiều khu vực tại Hà Nội khiến mực nước sông Nhuệ dâng cao, gây áp lực lớn lên hệ thống tiêu thoát nước. Giữa bối cảnh đó, trạm bơm Yên Nghĩa được kỳ vọng giải quyết bài toán úng ngập cho khu vưc phía Tây Thủ đô lại chỉ có thể vận hành cầm chừng vì kênh dẫn nước chưa hoàn thiện.

Phân luồng xe đi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ ngày 26/7
Đời sống - 13 giờ trướcTổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa thông báo thời gian phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn Km225+900-Km227+500) từ ngày 26/7.

Sống tử tế chưa bao giờ là thiệt: 4 con giáp này là minh chứng rõ ràng nhất
Đời sốngGĐXH - Không tranh giành, không bon chen, 4 con giáp này chọn sống tử tế, chân thành với người và kiên trì với đời. Chính điều đó lại trở thành "bùa hộ mệnh" giúp họ gặt hái thành công, tài lộc.