Thai bất thường, con dị dạng vì mẹ bầu... tăng cân “khủng”
GiadinhNet - Nhiều thai phụ nghĩ rằng, mẹ càng tăng cân, thai nhi càng khỏe mạnh nên ra sức tẩm bổ khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tăng cân nhiều trong thai kỳ sẽ hại mẹ, hại cả con.

Hại cả mẹ lẫn con
Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP HCM) đã tiến hành mổ đẻ thành công cho sản phụ cân nặng lên đến 140kg. Trước khi mang thai sản phụ này nặng ngoài 90kg, sau đó cân nặng gia tăng quá nhanh trong thai kỳ. Bệnh nhân buộc phải nhập viện khi thai nhi mới 30 tuần tuổi. Thai phụ có đường huyết tăng cao hơn 300mg/dl kèm nhiều bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ, viêm gan B mãn tính có biến chứng xơ gan kèm theo bất thường đông máu, dịch ổ bụng rất nhiều... Sản phụ được chỉ định sinh mổ, em bé nặng 2,5kg. Sau sinh, sức khỏe em bé tốt nhưng các bác sĩ phải theo dõi sát vết mổ của người mẹ vì sợ nhiễm trùng.
BS Hồ Mai Hoa - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Hà Nội) cho biết, việc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ làm hại mẹ, hại cả con. Một trong những nguy cơ lớn nhất, hay gặp khi mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ là cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Ví dụ, đái tháo đường khi mang bầu dễ dẫn tới chảy máu, nguy cơ tiền sản giật, thai bất thường, sinh con bị dị dạng hoặc sinh non cũng tăng nếu mẹ béo phì, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Thường vào tuần thứ 32 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem người mẹ có bị đái tháo đường không để điều trị.
Bên cạnh đó, thai phụ tăng cân “khủng” cũng làm tăng nguy cơ thai phát triển to hơn mức bình thường và phải can thiệp khi sinh, nước ối nhiều dẫn tới việc bình chỉnh ngôi (ngôi không xuống suôn sẻ) của thai nhi kém. Người mẹ bị mệt mỏi, tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây phù chân.
Hơn nữa, sinh con to, người mẹ thường mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Người mẹ sẽ khó sinh nở do đầu thai nhi to không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời có thể khiến bé bị ngạt. Bởi vậy, đa phần những trường hợp thai nhi có cân quá nặng, các bác sĩ thường có chỉ định mổ.
Cách nào để kiểm soát cân nặng?
BS Hồ Mai Hoa khuyên, người mẹ trong 9 tháng mang thai tăng khoảng 8 – 12kg được coi là bình thường. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 3 – 4 kg, 3 tháng cuối tăng khoảng 5 – 6kg. Nếu tăng cân trên 15kg, thai phụ cần phải thường xuyên đi khám thai và làm các xét nghiệm về máu. Nếu thai phụ tăng đến 30kg thì được coi là bệnh lý.
Để phát hiện sớm những nguy cơ khi tăng cân quá khủng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung, xem cân nặng của mình ra sao. Ít nhất phải khám 3 lần. Trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được theo dõi diễn biến cân nặng, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.
Để kiểm soát chế độ ăn uống tránh tăng cân “phi mã”, thai phụ cần giảm ăn vặt vì chúng chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng tăng nhanh chóng nhưng không mang lại nhiều calo cho cơ thể. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể 5 - 6 bữa và tương đương khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ ít đi. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ, uống đủ nước. Ngoài ra, cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu. Việc tập thể dục cũng giúp cho việc sinh con sau này trở nên dễ dàng hơn.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 6 tháng đầu thai kỳ, thai phụ cần ăn tăng thêm 370 kcal và 12-15g đạm. Ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần ăn tăng thêm 470 kcal và 15-18g đạm. Các vitamin và khoáng chất, cần tăng thêm 150-200% so với thời kỳ bình thường. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể ăn thêm lưng bát cơm, 30-50g thịt, cá hoặc một quả trứng gà và 1-2 ly sữa bầu đã cung cấp đủ năng lượng và chất đạm trên trong một ngày. Ngoài ra, thai phụ vẫn nên uống viên sắt axit folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển cả về cân nặng, chiều cao, trí não.
Trường hợp lỡ tăng cân quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cân bằng lại chế độ ăn, tuyệt đối không tự tiện ăn kiêng hoặc cố làm giảm cân khi đang mang thai vì ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, nhất là về não bộ cho dù đã vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thai nhi phát triển tốt khi mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Việc tăng quá nhiều cân là nguyên nhân của hàng loạt nguy cơ sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí thai chết lưu. Sau sinh người mẹ cũng khó lấy lại vóc dáng hơn. Ngay cả việc thai nhi tăng cân quá nhanh cũng không tốt. Khi sinh, em bé có thể bị đường huyết cao và về sau cũng có thể bị các bệnh như: Béo phì, đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp. Bởi vậy, thai phụ cần có chế độ ăn hợp lý, đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mình và thai nhi. Thai phụ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.