Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền dịch có giúp tăng cân?

Thứ năm, 07:00 01/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Mệt, mất sức vào viện – đòi truyền dịch; đau đầu, sốt nhẹ, giảm ăn - mời người về tận nhà truyền dịch. Thậm chí, gầy gò, ốm nhách cũng truyền dịch hi vọng tăng cân (!?). Nhiều người vẫn lầm tưởng, truyền dịch là “thần dược” tái tạo năng lượng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà mà phải tới cơ sở y tế để khám, có chỉ định của thầy thuốc. 	Ảnh: Chí Cường
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà mà phải tới cơ sở y tế để khám, có chỉ định của thầy thuốc. Ảnh: Chí Cường

 

Phát phì khi truyền nước vì sốt xuất huyết?

Tăng gần 50kg trong suốt thai kỳ, một sản phụ 36 tuổi tại TP HCM đã phải chật vật, vất vả và “gắn chặt” với giường bệnh trong những tháng cuối thai kỳ bởi trọng lượng cơ thể quá nặng, đau khớp vùng xương chậu khiến việc di chuyển khó khăn.

Vui mừng sau khi “mẹ tròn con vuông”, chị kể: Trước kia cân nặng của chị chỉ khoảng hơn 50 kg. Điều đáng nói là sau khi bị sốt xuất huyết, chị phải truyền nước, rồi cộng thêm việc tẩm bổ nhiều nên chị bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Cố gắng luyện tập, ăn kiêng nhưng nữ công nhân này vẫn nặng hơn 90 kg. Đến lúc chị mang thai thì trọng lượng tăng nhanh chóng. Khi mang thai tới 30 tuần, chị đã tăng 29kg. Thời điểm lên bàn đẻ, chị nặng 140kg.

Trên thực tế, nhiều người vẫn “kháo nhau” việc truyền dịch sẽ  giúp ai có cơ thể “ốm nhách” sẽ tăng cân vì được kích thích ăn uống. Điều này liệu có cơ sở khoa học hay không? Theo ThS.BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội), có nhiều ca mắc sốt xuất huyết thể nặng, sốt tới gần một tuần, sau khi được truyền dịch, thậm chí còn sụt đến 5-7 kg. Việc tăng cân sau truyền dịch có thể là do truyền quá nhiều dịch gây ứ dịch tạm thời, nhưng sau đó “nước rút”, thể trạng bệnh nhân trở lại bình thường.

Theo BS Hiền, cảm giác “truyền xong khỏe hẳn”, tăng cân thực chất một phần do tâm lý, hoặc do việc bệnh nhân “ăn bù” sau một đợt ốm, sút cân. Một phần do các loại dịch truyền cũng chứa một ít năng lượng (thông thường khoảng 200 kcal) nên người bệnh cũng cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, theo BS Hiền, với mức năng lượng khoảng 200 kilo calo này, có thể bổ sung dễ dàng hơn bằng nước hoa quả, ăn uống, không phải tốn công sức, tiền bạc để truyền dịch.

Theo BS Nguyễn Văn Học (Bệnh viện Nhi Trung ương), bất đắc dĩ bác sĩ mới chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân, đối với trẻ em càng phải thận trọng. Việc quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường dựa vào các kết quả của xét nghiệm để biết được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu? Cùng quan điểm này, theo BS Hiền, chẳng hạn trong điều trị sốt xuất huyết, những trường hợp bị sốt xuất huyết độ nhẹ (độ I, II) mà có khả năng bù dịch bằng đường uống hoa quả hoặc orezol thì không cần phải bù dịch bằng truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, kết hợp nhiều yếu tố, chỉ những trường hợp nôn nhiều, mất nước ra bên ngoài, giảm lượng dịch trong tuần hoàn, ở cấp độ nặng thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân.

Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không tự ý điều trị, tiêm truyền dịch tại nhà mà phải tới cơ sở y tế. Bởi kỹ thuật truyền dịch tuy đơn giản nhưng chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế có đủ dụng cụ cấp cứu phòng khi có tai biến xảy ra.

Những ai cần cân nhắc khi truyền dịch?

Theo BS Học, ngoài việc truyền dịch chỉ những trường hợp nặng mới được chỉ định thì y khoa không khuyến khích truyền dịch. Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản: Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử...) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Truyền “nước”, truyền “dịch” mà dân gian hay gọi thường để chỉ việc truyền bổ sung nước muối sinh lý, đạm, đường… Đối tượng sử dụng dịch truyền thường là những người bệnh nặng, hôn mê, không thể ăn uống… Các bác sĩ lưu ý, chỉ khi các chất đạm, đường, các chất điện giải có chỉ số trung bình thấp hơn mức bình thường thì lúc đó mới cần bù đắp. Nếu người chỉ “mệt mệt” không thôi thì truyền dịch cũng hoàn toàn vô tác dụng.

Nếu truyền dịch không đúng “địa chỉ”, không đúng loại dịch truyền, bệnh nhân dễ mắc rối loạn thừa các chất có trong dịch truyền làm cơ thể mất quân bình. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người cảm thấy “mệt mệt”, “đuối sức” vì ôn thi, hay chỉ nhức đầu, thở khó… vì căng thẳng cuộc sống, công việc cũng “nằng nặc” đòi bác sĩ truyền dịch. Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”. Và nghĩ luôn là việc đưa chất bổ bằng đường truyền dịch thẳng vào tĩnh mạch thì nhanh, hiệu quả hơn là đường uống, ăn. Đó là sai lầm. Theo BS Học, trên thực tế sau khi truyền dịch, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn. Nhưng việc truyền dịch cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do lượng dịch được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. “Đơn giản như điều kiện dịch truyền đã thực sự vô khuẩn hay chưa? Đó cũng là yếu tố nguy cơ rồi”, BS Học nói.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc xơ gan, suy thận, suy tim… cần cân nhắc đặc biệt trong việc xem xét có truyền dịch hay không,  bởi truyền dịch có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn, gây nguy hiểm tính mạng. “Thậm chí với những người sức khỏe, chức năng tim bình thường cũng không loại trừ khả năng bị phù phổi cấp, suy tim nếu tốc độ truyền dịch nhanh quá gây tăng tuần hoàn quá mức, áp lực mạnh cho tim”, BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top