Thai phụ bị quá kích buồng trứng, phải phẫu thuật sau khi thực hiện IUI
Sau khi thực hiện IUI thành công, thai phụ thường xuyên khó thở, căng tức bụng, buồn nôn phải phẫu thuật cắt lọc mô buồng trứng, hút hơn 10 lít dịch… do bị quá kích buồng trứng.
Ngày 4/11, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thành công cho một thai phụ quá kích buồng trứng sau quá trình sử dụng thuốc kích trứng để thực hiện IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung).
Theo đó, bệnh nhân là B.T.H.N. (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức). Mong mỏi có con sau 6 tháng canh trứng thất bại, đầu tháng 3/2024, vợ chồng bệnh nhân B.T.H.N. đã quyết định thực hiện tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó không lâu, bệnh nhân B.T.H.N. đã đậu thai.

Thai phụ được phẫu thuật quá kích buồng trứng ở tuần thai thứ 25. Ảnh: BVCC.
Ngày 21/3, siêu âm thai ghi nhận thai được 5 tuần tuổi trong lòng tử cung, kích thước buồng trứng to 81x58mm và 54x44mm.
Thời điểm thai được 8 tuần tuổi, siêu âm ghi nhận thai nhi phát triển bình thường, 2 buồng trứng xuất hiện rất nhiều nang noãn phát triển khiến buồng trứng 2 bên to lên bất thường (182mmx76mm, 146mmx69mm). Thời điểm thai được 11 tuần 5 ngày tuổi, kích thước 2 buồng trứng đạt 246mmx101mm và 200mmx69mm.
Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức khó chịu , thai càng to cảm giác bụng càng căng tức. Đồng thời, bệnh nhân liên tục ói do thai nghén và do tình trạng quá kích buồng trứng. Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân phải nằm một chỗ.
Khi thai được 16 tuần, bệnh nhân đã phải nhập cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ do khó thở, 2 chân phù to do hạn chế vận động. Kết quả kiểm tra ghi nhận, buồng trứng 2 bên tiếp tục to lên. Tuy nhiên, hiện chưa có biện pháp can thiệp giải quyết triệt để tình trạng quá kích buồng trứng nên bệnh nhân B.T.H.N. được xuất viện theo dõi tại nhà và tái khám mỗi tuần.
Tình trạng bệnh của bệnh nhân ngày càng nặng. Chân sưng to không thể vận động, bụng chướng to tận xương ức khiến bệnh nhân không thể nằm ngang bình thường mà chỉ có thể nằm đầu cao 30 độ, sau đó tăng lên 45 độ và 60 độ.
Ngày 6/8, khi thai được 25 tuần tuổi, bệnh nhân tiếp tục nhập cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ trong tình trạng khó thở dữ dội.
Sau 1 tuần theo dõi tại hồi sức với các biện pháp điều trị nâng đỡ và hỗ trợ dinh dưỡng nhưng tình trạng của bệnh nhân không thể kéo dài thêm nên BS.CKII Vương Đình Bảo Anh – Phó Giám đốc bệnh viện đã quyết định phẫu thuật giảm áp lực ổ bụng và cắt lọc mô buồng trứng quá kích 2 bên nhằm cải thiện tình trạng quá kích buồng trứng cho bệnh nhân.
9h sáng 13/8, cuộc phẫu thuật bắt đầu. Quá trình phẫu thuật ghi nhận rất nhiều dịch vàn g trong bụng bệnh nhân. Ê-kíp phẫu thuật đã hút hơn 10 lít dịch từ bụng bệnh nhân, cắt lọc mô buồng trứng quá kích 2 bên, may phục hồi và cầm máu kỹ buồng trứng 2 bên tránh nguy cơ xuất huyết nội trong thời gian hậu phẫu.
Ngày thứ nhất sau mổ, cơ thể bệnh nhân đã tự đào thải hơn 10 lít dịch/ ngày. Chỉ sau 1 ngày, cơ thể chị đã giảm từ 65kg xuống còn 45kg. Bệnh nhân có thể ngồi dậy và vận động như bình thường.
Để đảm bảo bệnh nhân B.T.H.N. có thể phục hồi sức khỏe và thai nhi phát triển bình thường, Ban giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đã yêu cầu bác sĩ trưởng khoa dinh dưỡng phải khám và lên thực đơn đặc biệt mỗi ngày cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, do bị teo cơ, yếu cơ sau thời gian dài hạn chế vận động nên bệnh nhân được tập vật lý trị liệu để có thể sớm vận động trở lại.

Đại diện Bệnh viện Từ Dũ chúc mừng gia đình bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Sau mổ, tình trạng quá kích buồng trứng ở bệnh nhân không còn, không có dịch trong ổ bụng, kích thước buồng trứng trở về như bình thường. Bệnh nhân hết khó thở, chân hết phù, toàn thân trở nên nhẹ nhàng. Ngày 4/9, bệnh nhân được xuất viện.
Do tình trạng ảnh hưởng quá kích buồng trứng kéo dài gây rối loạn dinh dưỡng khó hồi phục, cơ thể bệnh nhân N. không lên cân, thai bắt đầu có tình trạng chậm tăng trưởng trong tử cung. Tình trạng thai suy dinh dưỡng trong tử cung ngày càng nặng.
Tới ngày 23/10, do khung chậu hẹp, thai nhi chậm tăng trưởng nặng, thai phụ suy kiệt nên các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân N. nhập viện để mổ lấy thai lúc thai được 36 tuần 3 ngày.
Sau hành trình 8 tháng vật vã chống chọi với bệnh tật, ngày 24/10, bệnh nhân đã chào đón bé gái khỏe mạnh, nặng 2,1kg.
Sau 2 ngày sinh, bé ổn định hô hấp, tim mạch và tự bú tốt nên bé được đưa về với mẹ. Vết mổ của bệnh nhân N. khô sạch, không đau, không sốt.
Ngày 1/11, bệnh nhân N và con gái được xuất viện.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcVẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcVấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.