Thalasemia ở một miền quê miền núi
GiadinhNet - Từ trước đến nay, Lục Ngạn là một địa danh rất quen thuộc đối với tôi, vì cứ mỗi mùa hè là từng gánh từng xe vải đỏ au từ đây được đưa xuống Hà Nội.
Nhưng chuyến công tác vừa qua của tôi ở Bắc Giang đã làm tôi có thêm ấn tượng khác về Lục Ngạn. Chúng tôi có dịp về làm công tác phát triển mạng lưới chăm sóc máu không đông tại 4 xã thuộc Lục Nam và Lục Ngạn, nhưng ở xã nào cũng gặp những trẻ bị bệnh Thalassemia thể nặng.
Đó là những đứa trẻ thiếu máu xanh xao, chậm lớn. Hàng tháng những bệnh nhi này phải đến truyền máu tại Bệnh viện Nhi tỉnh Bắc Giang. Sinh hoạt của những đứa trẻ này bình thường trở lại sau một thời gian ngắn và rồi lại thiếu máu trở lại.
Ở xã Thanh Hải và Kiên Lao, mọi người đứng chờ đoàn công tác y tế đến tận sân xã. Chúng tôi nhận ra ngay cậu bé N.V.H với “bộ mặt thalassemia” điển hình. Cậu đã 8 tuổi. Với những gia đình có con bị bệnh ở đây thì khái niệm thalassemia vẫn còn rất xa lạ dù họ ngày ngày cận kề với nó..
Khi vào phòng khách của trạm xá, chúng tôi gặp một gia đình khác cùng cảnh ngộ. Anh chị đã có một con bị thalasemia, đã tử vong hơn một năm trước, nay chị đã mang thai gần 5 tháng. Chúng tôi nói về khả năng phòng bệnh bằng chẩn đoán trước sinh. Mắt chị sáng hẳn lên nhưng rồi lại vụt tắt khi được nghe nói đến một số tiền phải chi trả lên đến 8-9 triệu đồng. Chúng tôi đành phải động viên gia đình chị ấy cứ đến để làm chẩn đoán trước sinh, còn kinh phí sẽ tìm cách giúp đỡ gia đình sau.
Chúng tôi làm thế bởi nghĩ rằng nếu chẳng may gia đình ấy lại sinh một con nữa bị bệnh thì anh chị ấy sẽ khủng hoảng như thế nào? Với bố mẹ của cậu bé kia, họ cứ băn khoăn mãi: Bao giờ mình kiếm đủ tiền để có thể chẩn đoán trước sinh cho lần có thai tới…
Trên đường về Hà Nội, lòng tôi trĩu nặng về hình ảnh của những em bé bị thalassemia ở đây, về hoàn cảnh của những đứa trẻ ở vùng quê ấy…
Như có sự tình cờ nào đó, hôm sau đến bệnh viện, tôi chẩn đoán cho một bệnh nhi lách to đến kiểm tra cắt lách. Xem bệnh án, tôi phát hiện ra cậu bé này cũng đến từ Lục Ngạn, Bắc Giang. Ngày hôm sau, lại một cậu bé nữa – H.V.N đến từ Lục Ngạn, Bắc Giang. Cậu bé sinh năm 2005 mà nhỏ như đứa trẻ gần 3 tuổi, da sạm, bụng to và lách to ngang rốn.
Nói chuyện với cha mẹ cậu bé, tôi nhận thấy hoàn cảnh của gia đình cậu thật đặc biệt. Cha cậu, 47 tuổi, dân tộc Tày, kết hôn với chị Nông Thị T. Họ mãi mới có bé N. Nhưng rồi vì không được truyền máu đủ nên lách cậu bé đã to quá rốn.
Còn mẹ cậu lại đang có thai ở tháng thứ 6. Tôi đã rất phân vân khi tư vấn cho chị về chẩn đoán trước sinh vì thai kỳ đã quá muộn, nếu chẳng may phát hiện bị bệnh thì việc đình chỉ thai nghén sẽ rất khó khăn, đến mức gần như không thể được. Gia đình họ lại nghèo, số tiền 8-9 triệu với họ là quá lớn… Thật là tiến thoái lưỡng nan. Tôi chỉ biết từng ngày cầu mong cho những đứa con trong bụng họ không bị bệnh vì nếu không, gia đình ấy thật khốn đốn.
TS. Dương Bá Trực

Phẫu thuật phục hồi đám rối thần cánh tay cho bé 5 tháng tuổi do chấn thương sản khoa
Dân số và phát triển - 25 phút trướcGĐXH - Trẻ bị liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể liên quan đến quá trình chuyển dạ khó khăn như: kẹt vai, bất xứng đầu chậu, sinh ngược, sinh dùng kềm, giác hút...

Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa và xảy ra bất chợt, vì vậy hãy thực hiện bài test này sớm để phát hiện dấu hiệu.

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.