Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Thần dược” tai biến, dùng 1 lần, phòng cả đời?

Thứ năm, 07:00 29/10/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội đang tin dùng bài thuốc chữa bệnh đột quỵ, tai biến chỉ với... 30.000 đồng. Thậm chí, trên mạng xã hội còn lan truyền nhau cách “bào chế thần dược” để phòng bệnh mà chỉ cần “dùng 1 lần duy nhất” có thể tránh được đột quỵ suốt cuộc đời(?).

 

“Thần dược” phòng tai biến được bào chế từ hỗn hợp gồm 5 vị thuốc: Hạnh nhân, chi tử, đào nhân, tiêu hạt, gạo nếp và lòng trắng trứng gà. Ảnh C.Tuân
“Thần dược” phòng tai biến được bào chế từ hỗn hợp gồm 5 vị thuốc: Hạnh nhân, chi tử, đào nhân, tiêu hạt, gạo nếp và lòng trắng trứng gà. Ảnh C.Tuân

 

Đua nhau “bào chế” vì lời đồn…  phòng bệnh cả đời

Tìm về thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), chúng tôi được tận mắt chứng kiến công đoạn “bào chế thần dược” của người dân nơi đây. Ông Bùi Thế Dũng (64 tuổi) cho biết: “Tôi biết cách làm bài thuốc này từ mấy năm trước nhưng đến bây giờ khi thấy nhiều người chế tôi mới làm thử”.

“Người ta mách tôi, chỉ cần dùng hạnh nhân 10g, chi tử 10g, đào nhân 10g, nếp 10 hột, tiêu 10 hột. Sau đó, giã nhuyễn tất cả và trộn đều. Buổi tối trước khi ngủ, lấy lòng trắng một quả trứng gà trộn thêm vào, sau đó đắp vào lòng bàn chân, lấy vải bó lại. Nam đắp bên chân trái, nữ đắp chân phải mới hiệu quả”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng khẳng định, đây là bài thuốc tốt nhất hiện nay để phòng bệnh tai biến, đột quỵ. “Khi đã đắp thuốc mà bị tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không nói được thì lấy kim châm hai dái tai, nặn máu ra. Chỉ ít phút sau sẽ trở lại bình thường. Còn nếu bị tai biến co giật chân, tay thì lấy kim châm mười đầu ngón tay, nặn máu ra là khỏi”, ông Dũng quả quyết.

 

Bà Chu Thị Lê đang kể về bài thuốc “dùng một lần duy nhất” phòng bệnh tai biến mạch máu não.
Bà Chu Thị Lê đang kể về bài thuốc “dùng một lần duy nhất” phòng bệnh tai biến mạch máu não.

 

Giá cho mỗi lần đắp miếng bài thuốc “thần dược” này được ông Dũng nhẩm tính khoảng 30.000 đồng. Thấy rẻ mà sự hiệu quả đã được… đồn thổi, ông Dũng cũng tự “bào chế” thêm một miếng cao để dán cho vợ là bà Nguyễn Hoài Hảo (63 tuổi). “Mình có tuổi rồi nên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Không riêng vợ chồng tôi mà nhiều người ở làng này đã áp dụng”, ông Dũng tự hào về cách làm bài thuốc phòng đột quỵ, tai biến mà mình vừa học được.

Là người từng áp dụng cách làm này, bà Chu Thị Lê (60 tuổi) ở xã An Khánh cho rằng: “Sau khi trộn đều các vị thuốc này cùng lòng đỏ trứng gà để đắp vào gan bàn chân thì qua một đêm gan bàn chân để lại màu xanh thẫm như màu mực. Như vậy là bài thuốc đã có tác dụng “hút chất độc” ra khỏi người của mình”.

Còn bà Chu Thị Liên (61 tuổi ở cùng xã) cũng cho hay: “Thời gian đắp thuốc vào gan bàn chân là một đêm đủ 10 tiếng. Không biết có phòng bệnh được không nhưng sáng mai thấy người khoan khoái, thoải mái lắm”.

Thất vọng với…“thần dược”

 

Bà Chu Thị Liên (61 tuổi, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã áp dụng bài thuốc này từ năm 2013.
Bà Chu Thị Liên (61 tuổi, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã áp dụng bài thuốc này từ năm 2013.

 

Trái ngược với niềm tin tuyệt đối của nhiều người dân huyện Hoài Đức, ông Phùng Văn Tuấn (73 tuổi) ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội kể lại, vì thấy thuốc rẻ mà được đồn thổi hiệu quả nên ông bảo con trai mua về “bào chế” cho mình để dùng thử với hy vọng phòng được đột quỵ. Tuy nhiên, đắp thuốc xong, hiệu quả chưa thấy đâu mà ngay tại điểm bó thuốc xuất hiện một vết đen lớn. Ông Tuấn dùng mọi cách tẩy rửa nhưng không tài nào tẩy hết vết đen.

Còn bà Nguyễn Thị Hiên (64 tuổi) chia sẻ: “Tôi thấy tác dụng của bài thuốc này là vô lý. Ông nhà tôi cũng dán lá cao có chứa hỗn hợp thuốc đó nhưng khi bị tai biến, xử lý theo cách trích nặn máu nhưng không khỏi. Vì bệnh tiến triển nặng quá nên năm ngoái, ông ấy đã qua đời”.

Bà Hiên cho biết thêm: “Tuần trước, chị gái tôi là Nguyễn Thị Chi (67 tuổi) thấy có dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Lo sợ bị đột quỵ, tai biến nên cũng đi mua các vị thuốc này về đắp thuốc đến lần thứ 3 nhưng không thấy có tác dụng. Mấy đứa cháu phải đưa đi bệnh viện khám và mua thuốc về điều trị hỗ trợ phòng chống bệnh tai biến nên giờ đây sức khỏe của chị ấy mới tốt hơn”.

Không có thuốc dùng một lần trị tiệt bệnh cả đời

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS. Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết, thời gian gần đây ông được rất nhiều người bệnh hỏi về bài thuốc tự chế để buộc vải đắp vào gan bàn chân để phòng bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não.

“Cao huyết áp, tai biến mạch máu não là những bệnh thường gặp và khá nguy hiểm nếu như chúng ta không biết cách đề phòng cũng như xử trí không đúng khi có sự cố. Cao huyết áp còn gọi là căn bệnh giết người thầm lặng, vì thế mọi người không thể xem nhẹ và coi một bài thuốc quá đơn giản như “thần dược”, BS. Nguyễn Đức Thắng chia sẻ.

Khi nghe tên những vị thuốc mà người dân tự mua về làm thuốc, BS. Thắng khẳng định: “Trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên, chỉ có các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ sức khoẻ, góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt hơn, giúp bệnh nhân giảm thiểu khả năng xảy ra tai biến mạch máu não với điều kiện phải sử dụng đúng theo sự giám sát của thầy thuốc và được kiểm tra kỹ lưỡng các xét nghiệm cận lâm sàng”.

“Có nhiều cách để điều trị và phòng tránh căn bệnh tai biến. Tôi cũng đã khuyên nhiều người nên tìm đến các cơ sở y tế để khám và nghe tư vấn của người có chuyên môn. Chúng ta cần quan tâm thường xuyên đến huyết áp, mạch máu của mình, vì theo năm tháng, tuổi tác và tác động của môi trường sẽ làm thay đổi cơ thể vì thế không có chuyện thuốc dùng một lần mà phòng bệnh cả đời. Mọi người nên tỉnh táo, không nên thử làm theo khi nghe truyền miệng những bài thuốc thiếu cơ sở khoa học như trên vì chắc chắn rằng nó sẽ không mang lại kết quả và đôi khi còn phản tác dụng”, BS Nguyễn Đức Thắng khuyến cáo.

 

Có thể chết oan vì tin… “thần dược”

Bàn về vấn đề này, BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108 cho biết: Trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng chữa hay chống những chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong. Ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân nhưng cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định. “Việc loan truyền một bài thuốc, chưa trải qua kiểm tra lâm sàng, chưa qua nghiên cứu khoa học là hết sức nguy hiểm. Nhất là đối với những người bệnh cả tin, không thăm khám tại bệnh viện chỉ dùng loại thuốc đồn thổi khiến bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến tử vong một cách oan uổng”, bác sỹ Toàn đưa ra lời khuyên.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 7 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top