Tháng 3 thả muỗi Wolbachia để gây vô sinh muỗi sốt xuất huyết
Bộ Y tế sẽ thả thí điểm muỗi mang vi khuẩn Wolbachia để khiến trứng của muỗi sốt xuất huyết bị "ung" không thể nở thành loăng quăng.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam, do Bộ Y tế chủ trì. Theo phương án vừa được Bộ Y tế phê duyệt, trong năm nay sẽ thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (các thôn Lương Sơn 1-2-3, Văn Đăng 1-2-3 và Võ Tánh 1-2). Thời gian thả muỗi dự kiến bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài trong 12-18 tuần. Mỗi tuần sẽ thả trung bình một con muỗi Wolbachia trên mỗi 25 m2.
Trước khi tiến hành thả muỗi, các chuyên gia dự án sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông và tham vấn cộng đồng (phát tờ rơi đến các gia đình, tổ chức họp dân thôn, lấy ý kiến người dân...). Sau đó sẽ khảo sát về mức độ nhận thức của người dân về phương pháp này và lấy phiếu đồng thuận ở 370 gia đình chọn ngẫu nhiên trong khu vực... Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận cao của cộng đồng (từ 80% trở lên).

Phương pháp sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu, triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam, Indonesia và hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy loài muỗi này an toàn cho con người, động vật và môi trường.
Kế hoạch ban đầu của Dự án là năm 2017 thả muỗi Wolbachia thí điểm ở 4 phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và Phước Long của thành phố Nha Trang, sau đó mở rộng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, kế hoạch này về sau thay đổi, bước đầu thả muỗi Wolbachia ở xã Vĩnh Lương và đánh giá kết quả, sau đó mới triển khai tiếp ở các phường tại Nha Trang.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng các nhà khoa học Australia nhân nuôi thành công dòng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia. Muỗi được bắt từ đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa. Muỗi Wolbachia đã được thả tại các hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên hai đợt, vào tháng 4-9/2013 và tháng 5-11/2014.
Kết quả giám sát dịch tễ các năm gần đây cho thấy trong khi số ca mắc sốt xuất huyết ở TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa đều ở mức rất cao, thì riêng tại đảo Trí Nguyên từ khi kết thúc thả muỗi Wolbachia năm 2014 đến nay chưa xảy ra bất cứ ổ dịch sốt xuất huyết tập trung nào. Tháng 8/2016, kết quả nghiên cứu thí điểm ứng dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia trên đảo Trí Nguyên đã được Bộ Y tế nghiệm thu về tính an toàn, khả năng ức chế virus Dengue.
Việc thả muỗi trong cộng đồng dân cư đã được triển khai ở Australia (2011), Việt Nam (2013), Indonesia, Brazil và Colombia (2014). Australia, Indonesia đã triển khai trên diện rộng ở một số thành phố. Gần đây Brazil đã thả muỗi Wolbachia ở thủ đô Rio de Janeiro. Ấn Độ, Sri Lanka và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng bắt đầu tham gia chương trình.
Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn... Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi mang Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết), virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người. Như vậy, vi khuẩn Wolbachia được đưa vào cơ thể muỗi vằn giúp muỗi tăng “sức đề kháng” với virus gây bệnh, có thể ví phương pháp này giống như “tiêm văcxin” cho muỗi.
Một đặc điểm nữa là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng “ung”. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gene của muỗi. Vi khuẩn này sống cộng sinh trong tế bào muỗi. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không “tiêu diệt” muỗi vằn tự nhiên, mà chúng cặp đôi, giao phối lẫn nhau.
Việc thả cả muỗi đực và muỗi cái mang Wolbachia giúp loài muỗi này tự duy trì sinh sản qua nhiều thế hệ.
Theo VnExpress

Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp xuất hiện ở Việt Nam
Y tế - 21 phút trướcThông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm giun rồng Dracunculus – một căn bệnh ký sinh trùng hiếm gặp, nguy hiểm, từng được loại trừ tại Việt Nam.

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 19 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 3 ngày trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 3 ngày trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Sống khỏe - 4 ngày trướcBộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời
Y tế - 4 ngày trướcTrong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tếGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.