Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thành phố duy nhất trên thế giới được bao quanh bởi những bức tường La Mã hoàn toàn nguyên vẹn

Thứ hai, 08:23 12/12/2022 | Tiêu điểm

Được xây dựng cách đây gần 2000 năm, những bức tường này bao quanh toàn bộ khu phố cổ Lugo của Tây Ban Nha.

Lugo là một thành phố ở Khu tự trị Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới được bao quanh bởi những bức tường La Mã hoàn toàn nguyên vẹn - đạt chiều cao từ 10 đến 15 mét dọc theo một mạch dài 2.117 mét và có tổng cộng 85 tòa tháp bên ngoài.

Du khách có thể đi dạo dọc theo toàn bộ chiều dài thông qua một lối đi trên các bức tường.

Đây là thành phố duy nhất trên thế giới được bao quanh bởi những bức tường La Mã hoàn toàn nguyên vẹn - Ảnh 1.

Tường thành La Mã ở Lugo là hệ thống tường thành được xây dựng trong thế kỷ thứ 3 và hầu như vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận ngày nay. Hệ thống kéo dài trên 2 km xung quanh trung tâm lịch sử của Lugo ở Galicia. Các công sự và hệ thống tường thành của Lugo đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào cuối năm 2000 với tính chất là một "ví dụ tốt nhất của pháo đài La mã ở Tây Âu".

Những bức tường cổ này có niên đại từ thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên và là một di sản kiến trúc, khảo cổ được xây dựng đặc biệt của kỹ thuật La Mã. Chúng được xây dựng bằng các vật liệu địa phương như đá phiến, đá granit và các loại đá khác - thậm chí cả những mảnh đá đã được gia công từ các tòa nhà La Mã - được tái sử dụng trong quá trình xây dựng, mang lại cho các bức tường của thời kỳ cuối La Mã một diện mạo chân thực.

Hệ thống phòng thủ (những bức tường thành) của Lugo được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Chúng là ví dụ đầy đủ nhất và được bảo tồn tốt nhất về kiến trúc quân sự La Mã ở Đế chế La Mã phương Tây.

Đây là thành phố duy nhất trên thế giới được bao quanh bởi những bức tường La Mã hoàn toàn nguyên vẹn - Ảnh 2.

Các bức tường cũng đã trở thành di tích quốc gia ở Tây Ban Nha kể từ năm 1921. Ngày nay, trên các bức tường có một lối đi cho phép du khách đi dạo dọc theo toàn bộ chiều dài. Từ việc hệ thống tường ở Lugo được ghi vào danh sách Di sản thế giới vào năm 2000, thị trấn này đã nắm giữ một lễ hội được tổ chức hàng năm gọi là Arde Lucus để kỷ niệm quá khứ La Mã.

Bất chấp công việc cải tạo được thực hiện trong nhiều thế kỷ, những bức tường vẫn bảo tồn bố cục ban đầu và các đặc điểm liên quan đến mục đích phòng thủ của chúng. Ngoài các bức tường, còn có tháp phòng thủ, trận địa, công sự, cả cổng và cầu thang nguyên bản, cũng như một con hào. Trong các bức tường, một số cầu thang đôi cung cấp lối đi lên tháp từ lối đi có lan can.

Kể từ khi được xây dựng, các bức tường La Mã đã xác định bố cục và sự phát triển của thành phố, nơi được tuyên bố là Quần thể Nghệ thuật-Lịch sử vào năm 1973. Người dân địa phương cũng như du khách đã sử dụng chúng như một khu vực để giải trí và là một phần của cuộc sống đô thị trong nhiều thế kỷ.

Đây là thành phố duy nhất trên thế giới được bao quanh bởi những bức tường La Mã hoàn toàn nguyên vẹn - Ảnh 3.

Có 10 cổng trong các bức tường: 5 cổng được xây dựng từ thời La Mã và 5 cổng khác được thêm vào năm 1853 sau khi dân số thành phố tăng nhanh. Trong số các tháp canh ban đầu, 49 tháp vẫn còn nguyên vẹn, và 39 tháp khác còn lại một phần. Các tòa tháp được xây dựng trong khoảng thời gian khác nhau, dọc theo bức tường. Chúng bao gồm hai cấu trúc chủ yếu là hình bán nguyệt, một số ít là hình chữ nhật.

Theo truyền thuyết, người La Mã đã xây dựng những bức tường này để bảo vệ không phải một thành phố mà là một khu rừng - "Rừng thánh của Augustus". Và mặc dù ngày nay khu rừng này là một bí ẩn, nhưng những bức tường chắc chắn vẫn đứng vững, bất chấp thời gian và sự biến đổi của xã hội con người.

Augustus (63 TCN – 14 SCN) là hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại. Ông thay thế nền cộng hòa La Mã bằng một nền quân chủ hiệu quả, đồng thời đem lại hòa bình và ổn định trong suốt triều đại của mình.

Augustus sinh ngày 23 tháng 9 năm 63 trước công nguyên (TCN) tại thành Rome, được đặt tên là Gaius Octavius. Năm 43 TCN, Julius Caesar bị ám sát và theo di chúc của ông, người cháu Octavius (còn có tên gọi khác là Octavian) được chọn là người thừa kế. Octavian chiến đấu để báo thù cho Caesar, và đến năm 31 TCN, ông đã đánh bại Antony và Cleopatra trong Trận Actium. Từ đó ông chính thức trở thành người cai trị Đế chế La Mã cổ đại.

Thay vì theo bước Caesar để trở thành một nhà độc tài, Octavian đã tạo dựng nền tảng của thời kỳ "nguyên thủ" (principate), một chế độ quân chủ mà hoàng đế sẽ cai trị và nắm quyền suốt đời. Quyền lực của ông ẩn sau hệ thống hiến pháp, ông lấy hiệu là Augustus, có nghĩa là 'cao quý' hoặc 'trầm lặng". Tuy vậy, ông lại nắm quyền kiểm soát mọi khía cạnh của đế chế La Mã, với quân đội nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình.

  • Tham khảo thêm

    Đây là chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới, với tổng chiều dài lên tới gần 2 km

    Đây là chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới, với tổng chiều dài lên tới gần 2 km


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác

Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác

Tiêu điểm - 6 giờ trước

Vài giờ sau khi nữ giúp việc vứt chiếc đệm ra bãi rác, cụ bà hơn 80 tuổi mới nhớ ra mình giấu hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt và trang sức trong đó.

Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?

Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?

Tiêu điểm - 22 giờ trước

GĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?

Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia

Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Loài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.

Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe

Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Nhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.

Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?

Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Cảm động trước sự giúp đỡ của người giúp việc trong suốt thời gian đau ốm, cụ ông quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô nhưng các con của cụ ông này quyết định đòi lại tài sản của gia đình từ người giúp việc.

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 3 ngày trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 4 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 4 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Top