Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy con biếng ăn, hay nhai, liếm đồ chơi, bìa giấy... bố mẹ cần bổ sung ngay 2 chất này kẻo trẻ sẽ thấp lùn, kém thông minh

Thứ bảy, 11:39 12/03/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Nhiều bố mẹ từng thấy con biếng ăn, hay liếm, nhai đồ chơi, bìa hay sách... tưởng bé mọc răng mà không biết đó là dấu hiệu thiếu vi chất, rất có thể ảnh hưởng đến thể chất và não bộ của trẻ khi lớn lên.

Kẽm và sắt có vai trò như thế nào với sự phát triển của trẻ

Kẽm và sắt là thành phần dinh dưỡng vi lượng, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhưng khá nhiều bố mẹ từng thấy bé cưng của mình biếng ăn, hay liếm, nhai đồ chơi, bìa hay sách... lại cứ nghĩ là bé mọc răng, khó chịu mà không biết đó là dấu hiệu thiếu 2 chất kẽm và sắt đã ở mức cao.

Nếu các bố mẹ không kịp thời bổ sung ngay 2 chất kẽm và sắt ngay cho bé cưng, thì trẻ phải đối mặt với nguy cơ giảm sức đề kháng, ăn không ngon, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thể chất và chiều cao và cân nặng... khi trưởng thành, 

Theo các nhà dinh dưỡng, sắt là chất có vai trò quan trọng trong việc tạo máu và vận chuyển oxy. Việc thiếu sắt ở trẻ thường làm trẻ tăng trưởng kém, mất tập trung, dễ viêm nhiễm, vết thương lâu liền, miễn dịch kém và có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.

Con thấp lùn, kém thông minh... do bố mẹ không phát hiện thiếu 2 chất này từ khi bé biếng ăn, hay liếm, nhai đồ chơi, bìa giấy...  - Ảnh 1.

Thiếu 2 chất kẽm và sắt trẻ phải đối mặt với nguy cơ giảm sức đề kháng, ăn không ngon, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành. Ảnh minh họa.

Kẽm nguyên tố là một vi chất quan trọng, có nhiều vai trò trong các đáp ứng miễn dịch, hoạt động của insulin, cũng như hằng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm thường liên quan đến chậm tăng trưởng, có thể làm trẻ thay đổi vị giác dẫn đến ăn uống không ngon miệng, và suy yếu hệ miễn dịch.

Kẽm và sắt là 2 chất chứa thành phần dinh dưỡng vi lượng, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em.

Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo máu và vận chuyển oxy. Do đó, thiếu sắt ở trẻ thường làm trẻ tăng trưởng kém, mất tập trung, dễ viêm nhiễm, vết thương lâu liền, miễn dịch kém và có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.

Kẽm nguyên tố là một vi chất quan trọng, có nhiều vai trò trong các đáp ứng miễn dịch, hoạt động của insulin, cũng như hằng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm thường liên quan đến chậm tăng trưởng, có thể làm trẻ thay đổi vị giác dẫn đến ăn uống không ngon miệng, và suy yếu hệ miễn dịch.

Theo PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Hậu quả thiếu 2 chất kẽm và sắt kéo dài đối với một đứa trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan, đặc biệt sự phát triển trí não, đứa trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, đứa trẻ dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển, đứa trẻ sẽ kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng".

Tuy nhiên, Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy: Trong giai đoạn 2019 - 2020, có 60% trẻ từ 6 tháng đến gần tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt không phân biệt thành thị và nông thôn. Đây là một con số đáng báo động.

photo-1646975671729

Hậu quả thiếu kẽm và sắt kéo dài khiến trẻ trẻ mệt mỏi, dễ nhiễm trùng, kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Ảnh minh họa.

Cha mẹ nhận biết con thiếu sắt kẽm như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Viện Nhi Trung Ương: "Bố mẹ rất là khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của em bé trong quá trình nuôi dưỡng, mà chỉ biết được khi đứa trẻ có hậu quả của thiếu Kẽm và thiếu sắt gây ra".

Các chuyên gia cho biết vì không có dấu hiệu thiếu điển hình của 2 chất này, nên cha mẹ thường chủ quan không bổ sung 2 chất kẽm và sắt cho con. 

Việc thiếu 2 chất sắt và kẽm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, giảm khả năng tập trung, giảm chỉ số thông minh, trẻ dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành. 

Sau đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ đã có một thời gian dài thiếu 2 chất kẽm và sắt:

- Suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt

- Thèm ăn các những thứ không phải là thực phẩm như giấy bìa, khăn, đất…

- Biểu hiện trên da và niêm mạc: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt.

- Móng tay, móng chân mỏng

- Lưỡi khô, dễ bị sung viêm.

- Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt.

- Tóc móng giòn dễ gãy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Kém hấp thu, chậm tăng cân.

- Chậm phát triển chiều cao.

- Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng.

- Gây thiếu máu.

Người bán không róc vỏ cây mía trước khi ép nước, hóa ra vì phải giữ lại những thứ này cho khách hàngNgười bán không róc vỏ cây mía trước khi ép nước, hóa ra vì phải giữ lại những thứ này cho khách hàng

GiadinhNet - Phần lớn người dân nghĩ rằng làm ăn mía, hay ép nước từ cây mía đều phải dóc vỏ cho sạch nhưng bác sĩ đông y lại bảo họ giữ lại vỏ mía là đúng, cần thiết nhất là phải rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.


Ngọc Phượng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top