Người bán không róc vỏ cây mía trước khi ép nước, hóa ra vì phải giữ lại những thứ này cho khách hàng
GiadinhNet - Phần lớn người dân nghĩ rằng làm ăn mía, hay ép nước từ cây mía đều phải dóc vỏ cho sạch nhưng bác sĩ đông y lại bảo họ giữ lại vỏ mía là đúng, cần thiết nhất là phải rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.
Ăn cây mía thì đừng róc vỏ
Một lần anh Nguyễn Văn D. (Hà Nội) bị sưng cái nhọt gần tai cả tuần chẳng vỡ, khiến lúc nào cũng có cảm giác đau đau, nhưng nhức rất khó chịu. Một anh bạn là bác sĩ khuyên anh D. chữa cái nhọt đó bằng cách ăn mía, hoặc uống nước ép từ cây mía để giúp cơ thể thanh lọc và làm mát gan cho tiêu đi cái nhọt đó – bởi mụn nhọt, hay bệnh tật cũng từ gan mà ra.
Từ đó anh D. mới biết ngoài giải khát cây mía còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống như thế.
Cây mía có rất nhiều công dụng tốt cho con người khi bình thường, và rất tốt cho cơ thể mỗi khi đau ốm, ho, sốt, chán ăn, mệt mỏi... bởi trong 1 ly nước mía chứa 13g chất xơ (gần 52% nhu cầu chất xơ hằng ngày cho cơ thể. Nước mía chứa rất nhiều đường (hơn 70% đường có trong nước), còn rất nhiều chất khoáng, axit hữu cơ... rất có lợi cho sức khỏe.
1 ly nước mía mát lạnh, ngọt lịm ngoài giải khát, còn dưỡng phế khí (mùa hạ), cung cấp nhiệt lượng, bổ sung nước (do mất nước sinh lý), hay bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...).
Nhưng hầu hết mọi người đang ăn mía sai cách, vì rất nhiều tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nằm ở phần... vỏ cây mía.
Ở nhiều nước tiên tiến từ 20 năm trước đã chế biến thành phần từ vỏ ngoài của cây mía (phấn) để làm thuốc giảm cân và một số thuốc cân bằng chuyển hóa (kiểu ổn định đường huyết, cholesterol...).
Ở Việt Nam hồi chưa có máy ép nước mía thì nhiều người trẻ hay lau khúc mía rồi dùng răng tước vỏ mía, chít sạch nước rồi mới ăn tới thịt mía.
Ngày nay thì nhiều chủ quán nước mía rửa vỏ cây mía, hoặc lau sơ rồi cho luôn cả cây mía vào máy ép. Khâu vệ sinh không đảm bảo vệ sinh nên cốc nước mía bị coi là nhiều vi trùng nhất. Nhưng nếu yêu cầu họ đẵn mía khúc, rửa sạch, lau sơ nước muối thì bạn lại bị chê là "có vấn đề", và chả chủ quán nào nghe theo cả.
Và thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời kỳ cây mía có loại nấm độc sinh sôi nhiều nhất, có thể gây hại cho cơ thể thì việc ăn mía cả vỏ không dễ gì thực hiện.
Sau đây là một số cách dùng cây mía trong cuộc sống:
Nước mía: Mía tươi dóc vỏ, đẵn khúc ăn, hay ép nước uống – có công dụng tốt cho người bị sốt, khô họng, tiểu rắt, dự phòng đái tháo đường, ức chế u bướu…
Nước mía gừng tươi: Công dụng trị trào ngược dạ dày thực quản, ói ra thức ăn dịch vị… Nước mía ép 50 – 100ml, thêm nước gừng tươi tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một.
Nước mía nóng: Nước mía ép, đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Công dụng trị nôn ói, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).
Nước mía nấu cháo kê: Nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi rất tốt.
Nước mía hạ sốt: Nước mía được coi là loại nước điện giải có khả năng bù nước nhanh, cung cấp năng lượng, hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng.
Nước mía giải cảm cúm, viêm họng: Dùng 3 cốc nước mía/tuần là phương thuốc hiệu quả có thể dùng cả 4 mùa để tránh bệnh viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm "hỏi thăm".
Nước mía còn giúp cải thiện sức đề kháng và phòng chống các bệnh vặt, chống táo bón và tiêu hóa tốt.
Mùa hè sắp tới, uống nước mía như thế nào
Theo Đông y, cây mía có vị ngọt mát, vào phế vị. Nước mía được ép từ cây mía giúp làm mát nhanh cơ thể, giải khát và cung ứng đường cho cơ thể, giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, khử độc tố trôi độc tố ra khỏi gan thận, ngừa say nắng, tốt cho xương khớp, giúp hệ vận động dẻo dai hơn, phòng chống ung thư (nhờ giàu tính kiềm).
Sau đây là một số cách dùng cây mía:
Nước mía tươi: Mía tươi róc vỏ, chặt thành khúc ép lấy nước mát để uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu gắt.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7:1. Uống từng chút một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị, chữa chứng nôn mửa.
Nước mía nóng: Dùng 100ml nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).
Rượu nho mía: Nước mía 30 - 50ml, rượu vang nho 30 - 50ml. Trộn đều, ngày uống 2 lần. Dùng để chữa viêm dạ dày mạn tính.
Nước mía ép ngó sen: Nước mía 500 - 100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, uống ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu rắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Nước mía hòa nước sắc hoàng liên: Giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng, hay khi bị viêm kết mạc cấp tính.
Mía tươi: Miệng khô khát mùa hè, người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, tiểu vàng dùng mía tươi dóc vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.
Nếu bị sốt cao, mất nước, miệng khô: Dùng 1-2 ly nước mía/ngày, ngày 3 lần.
Mía tươi củ cải trắng: Bị viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính dùng củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước uống. Mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml hoa tan uống. Ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày.
Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón: Mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Da đẹp sáng sau 2 tuần, giúp nhuận tràng, hết táo bón: Mía lau nấu với rễ cỏ tranh, râu ngô, mã đề và đường phèn có thể uống thay nước lọc cả ngày.
Nước mía nấu cháo: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng). Món này dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón. Người đang ốm sốt, môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... ăn cháo nấu bằng nước mía rất tốt để thanh hư nhiệt, nhuận phế, trừ đàm...
Lưu ý người dân là: Cây mía có tính hàn nên với những người yếu bụng, người có cơ địa hàn... khi dùng nước mía, hay ăn cây mía tươi thì nên cho gừng để cân bằng và ôn ấm tỳ vị. Trường hợp dùng lâu dài có thể kết hợp với 10-20g gừng tươi.
Những người kiêng kị với nước mía
- Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi), không dùng nước mía tươi hoặc nước mía đã để qua đêm.
- Nước mía sau khi ép phải uống trong vòng 15 phút. Hoặc bịt kín cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn, nhưng không quá 1 buổi. Không nên để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước mía.
- Tác dụng phụ lớn nhất của nước mía là nhiều calo, nếu uống vào buổi tối, thiếu kiểm soát trong thời gian dài có thể bị tăng cân và vài vấn đề về sức khỏe. Sau 20 giờ hàng ngày không nên uống nhiều nước mía.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên uống nhiều nước mía, tuy giảm bớt nghén, nhưng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Nước mía ngọt, nên uống buổi tối nhớ đánh răng, súc họng kỹ trước khi đi ngủ.
Miếng pizza bạn thích bộc lộ 'sự thật thú vị'
Ẩm thực 360 - 10 giờ trướcGĐXH - Miếng pizza bạn thích bộc lộ vấn đề đang khiến bạn stress và khó chịu gần đây.
Cô bé 11 tuổi nấu ăn cho cả gia đình khiến hội chị em 'muối mặt' với tài năng này
Ăn - 12 giờ trướcVới tài năng nấu nướng của mình bé gái 11 tuổi không chỉ khiến dân tình ngỡ ngàng mà còn thi nhau bào “xin vía”.
Cách làm cơm rang coca vừa lạ vừa ngon
Ăn - 16 giờ trướcCơm rang coca có lẽ là cái tên lạ tai với nhiều người nhưng ít ai từng ăn thử lại chê không ngon; cả nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.
Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Loại trứng này tuy nhỏ hơn trứng gà, giá chưa tới 1000 đồng/quả nhưng rất bổ dưỡng. Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp…
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
Ăn - 1 ngày trướcTrong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.
Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm khiến cộng đồng mạng tranh cãi
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Cách làm của cô nhận được nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm.
Cách làm cá kèo kho nghệ cực đơn giản
Ăn - 1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
Khám phá phong vị đặc sắc trong thực đơn cỗ cưới tại miền Nam
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Thực đơn cưới miền Nam là sự kết hợp hoàn hảo của các món ăn đậm chất truyền thống, mang đến hương vị quê hương thân thuộc và tạo không khí ấm cúng. Các món đám cưới miền Nam không chỉ ngon miệng mà còn gắn kết mọi người trong ngày trọng đại.
Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt
Ăn - 2 ngày trướcChuẩn bị sẵn cơm nóng thôi nào vì món trứng gà ngâm tương thơm ngon, đậm đà này sẽ là món ăn kèm "ruột" của bạn cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối! Nếu bạn chưa bao giờ thử công thức trứng gà ngâm tương này, bạn thực sự đã bỏ lỡ một món ngon tuyệt vời.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
ĂnGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.