Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN

Chủ nhật, 09:33 26/11/2023 | Dân số và phát triển

Chỉ vì thấy chiều cao của con vượt trội mà người đàn ông đã nảy sinh nghi ngờ.

Đặng Á Quân là giám định viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại một trung tâm xét nghiệm ADN ở Trung Quốc. Trong quá trình công tác, cô từng xử lý nhiều trường hợp giám định ADN huyết thống cha con. Trong đó câu chuyện về một người đàn ông họ Vương khiến Đặng Á Quân nhớ mãi không quên.

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN - Ảnh 1.

Đặng Á Quân là giám định viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tại một trung tâm xét nghiệm ADN ở Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Ông Vương cao 1,68 mét và vợ ông không quá 1,65 mét, còn cậu con trai cao hơn 1,8 mét. Ông mừng vì con trai sở hữu chiều cao lý tưởng giống như em trai mình. Chú của cậu bé cao 1,78 mét.

Tuy nhiên vì sự chênh lệch này, nhiều hàng xóm, bạn bè thường hỏi ông vì sao con trai lại cao hơn bố mẹ nhiều vậy. Thậm chí, một người tỏ ý nghi ngờ việc đứa trẻ có phải con ông Vương hay không. Có kẻ còn bóng gió rằng con trai ông còn giống chú hơn cả bố.

Dần dần, những thắc mắc này trở thành “cái gai” trong lòng ông Vương. Ông lén lấy mẫu vật của em trai và đưa con tới trung tâm xét nghiệm ADN của Đặng Á Quân để làm giám định huyết thống.

Sau 10 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy đứa trẻ là con ruột của ông Vương. Con trai và người em của ông chỉ có quan hệ chú – cháu. Dù người đàn ông nhận được báo cáo kết quả nhưng ông vẫn thấy băn khoăn.

Đặng Á Quân tư vấn cho ông Vương rằng gene của cha mẹ không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới chiều cao của con cái. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ có thể cao hơn bố mẹ nhờ sự “trợ giúp nhân tạo”. Gene của bố mẹ thực sự chỉ quyết định đến 70%, còn các yếu tố khác chiếm 30% ảnh hưởng tới chiều cao của con. Những yếu tố khác là gì?

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN - Ảnh 2.

Vì con trai cao hơn 1,8 mét trong khi bố mẹ chỉ hơn 1,6 mét nên người đàn ông đã nghi ngờ huyết thống của mình và đứa trẻ. (Ảnh: Sohu)

Tốc độ phát triển chiều cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 1 tuổi đến trước khi dậy thì, mọi người đều tăng khoảng 5 cm mỗi năm. Ở giai đoạn dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao tăng nhanh hơn, khoảng 10 cm mỗi năm.

Tốc độ này ở mỗi người không giống nhau và có sự khác biệt về giới tính. Nhìn chung, chiều cao sẽ ngừng phát triển sau khi bước qua tuổi dậy thì.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Trẻ thiếu dinh dưỡng thường không cao lớn bằng trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ ăn thiếu cân bằng khiến trẻ không nhận đủ protein năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển. Trong đó, protein và khoáng chất (canxi, phospho, magie,…) đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của xương.

Chế độ vận động

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động khoa học, đúng lứa tuổi cũng là một trong những cách giúp trẻ trở nên cao lớn hơn. Yếu tố này ảnh hưởng khoảng 20% chiều cao của trẻ. Bố mẹ có thể cho con tập những môn thể thao như bơi, nhảy cao, chạy… để chiều cao được phát triển tốt hơn.

Thấy con cao 1m8, bố mẹ chỉ hơn 1m6, người đàn ông vội vã đi xét nghiệm ADN - Ảnh 3.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. (Ảnh: Sohu)

Thói quen đi ngủ

Hai thời điểm cơ thể giải phóng ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất, cao gấp 5 - 7 lần ban ngày là từ 21 giờ đến 2 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Ngủ muộn và không đủ giấc có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 21 giờ và thức dậy sau 7 giờ sáng để tăng hiệu quả phát triển chiều cao về lâu dài.

Các yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố được kể trên, chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Một số yếu tố phổ biến như môi trường sống, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Top