Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thấy gì sau vụ thu giữ hơn nửa triệu bao cao su trôi nổi trên thị trường?

Thứ năm, 07:00 03/12/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã thu giữ hơn 600.000 bao cao su (BCS) không có hóa đơn chứng từ và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây là vấn đề đáng lo ngại về chất lượng bao cao su cũng như các phương tiện tránh thai khác đang trôi nổi trên thị trường. Tổng cục DS-KHHGĐ đã đề nghị Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành tiêu hủy số BCS trên theo đúng quy định của pháp luật.

 

Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai cho người dân. Ảnh: P.V
Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai cho người dân. Ảnh: P.V

 

Nguy hại khôn lường từ hàng “trôi nổi”

Theo báo cáo của Chi cục QLTT Hà Nội ngày 15/8, có hơn 600.000 chiếc bao cao su (BCS) do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ và không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị bắt giữ. Ngay sau khi Chi cục QLTT gửi công văn về việc cho ý kiến chuyên môn giải quyết, Tổng cục DS-KHHGĐ đã khẳng định: Những BCS không có xuất xứ rõ ràng sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đề nghị Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành tiêu hủy số BCS trên theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ Quy mô DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Ngoài các sản phẩm được cung cấp trong chương trình DS/KHHGĐ/SKSS được quản lý nghiêm ngặt, vẫn còn nhiều mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ được đưa vào thị trường. Hiện nay, trên thị trường có nhiều BCS cũng như một các phương tiện tránh thai (PTTT) khác rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã và được nhập khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, khó quản lý. Trong đó, có rất nhiều PTTT của Trung Quốc và một số nước khác chuyển sang nhưng không có cơ quan, đơn vị nào quản lý và kiểm tra giám sát chất lượng.

Đối với BCS trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, khi dùng rất dễ gây hậu quả như mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh qua đường tình dục. Qua công tác kiểm tra cho thấy, nhiều hiệu thuốc, cửa hàng cung cấp các PTTT tại một số địa phương, khi được yêu cầu xuất trình hóa đơn, chứng từ về các PTTT đều không có.

Trên thực tế, Tổng cục DS-KHHGĐ mới chỉ quản lý được chất lượng những PTTT mà mình cấp, còn những PTTT trên thị trường thì hiện nay hầu như đang bỏ ngỏ. “Các sản phẩm này chưa được kiểm soát, quản lý về chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe người dân, tăng cường cung cấp thông tin cho người dân về các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, vấn đề xã hội hóa PTTT và quản lý nguồn phương tiện này là một việc làm rất cấp bách”, ông Tấn nhấn mạnh.

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ

Vấn đề đáp ứng nhu cầu PTTT, hàng hóa SKSS cho người dân đang là một thách thức lớn đối với Chương trình DS-KHHGĐ. Nhu cầu PTTT ngày càng gia tăng do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao hơn số phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ và sẽ đạt cực điểm vào năm 2025. Trong khi đó, nguồn lực PTTT ngày càng giảm.

Trước năm 2009, hầu hết các PTTT tại Việt Nam đều do các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đảm bảo nhu cầu bình dân. Sau năm 2009, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế giảm hẳn và hầu như chỉ còn ở một vài dự án nhỏ lẻ. Ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo nhu cầu PTTT, hàng hóa SKSS cho những đối tượng chính sách, phần còn lại do thị trường cung ứng.

Ông Đỗ Ngọc Tấn cho hay, từ năm 1993, Việt Nam đã triển khai tiếp thị xã hội về PTTT cho người dân. Chương trình đóng góp một phần rất lớn vào việc giảm gánh nặng ngân sách và làm thay đổi hành vi của người dân để đảm bảo nhu cầu tránh thai cho họ. Với chương trình này, nhà nước trợ giá một phần để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách cũng như những chương trình miễn phí. Còn đối tượng chủ yếu là những người dân có mức thu nhập từ trung bình trở lên sẽ tự nguyện đóng một phần kinh phí. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, kinh phí để mua tiếp thị xã hội cũng hạn chế. Chương trình mới chỉ chú trọng đến các đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, còn những đối tượng khác như học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu dùng PTTT thì chúng ta chưa đáp ứng được. Do vậy, theo ông Đỗ Ngọc Tấn, thị trường là một trong những kênh đáp ứng tốt việc cung cấp PTTT, song chất lượng của nhiều PTTT không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường đang là một thực trạng đáng lo ngại.

Theo đánh giá cách đây 2 năm của Tổ chức Crown về chất lượng BCS ở thị trường Hà Nội và TPHCM là có vấn đề. Có đến hơn 20% BCS không đảm bảo chất lượng. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, rất nhiều các hội nghị, hội thảo đã được tổ chức để xem xét, đưa vấn đề PTTT vào quản lý một cách bài bản để đảm bảo chất lượng PTTT cho người dân.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có khuyến nghị và đề nghị Bộ trưởng cho phép sửa đổi Thông tư 44, là chuyển tất cả các PTTT từ hàng hóa thông thường (như BCS, màng ngăn…) vào danh mục hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hàng hóa này thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế. Hiện nay, chúng ta đã và đang tích cực thực hiện việc thay thế và bổ sung Thông tư 44 trong thời gian sớm nhất.

Quyết định 17/2013/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổ chức bộ máy, quyền hạn, chức năng của Tổng cục DS-KHHGĐ đã ghi rõ về việc quản lý, xây dựng quy chuẩn để quản lý toàn bộ PTTT để cung cấp cho người dân. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã có văn bản Số 5141/BYT-TCDS chỉ đạo thực hiện trên toàn quốc. Trong đó, giao cho Tổng cục DS-KHHGĐ là cơ quan quản lý chất lượng, kiểm tra giám sát về chất lượng PTTT cung ứng trên thị trường toàn quốc. Để đảm bảo định hướng đó, ngày 18/11/2015 vừa qua, Bộ Y tế có Quyết định số 4911/QĐ-BYT về danh mục PTTT và hàng hóa trong danh mục quản lý của Tổng cục DS-KHHGĐ. Đây là một trong những văn bản rất có giá trị trong việc xem xét các PTTT và hàng hóa trong chương trình để đảm bảo chất lượng PTTT cho người dân.

 

Vinh danh “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt”

Để bảo vệ sức khỏe người dân, tăng cường cung cấp thông tin cho người dân về các sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS có chất lượng là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Hội KHHGĐ Việt Nam tổ chức Chương trình xét tặng “Giải vàng chất lượng Vì Sức khỏe gia đình Việt năm 2015” với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam.

Chương trình xét tặng “Giải vàng chất lượng Vì Sức khỏe gia đình Việt” sẽ được tổ chức 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) và Tháng Hành động Quốc gia về Dân số. Đêm hội vinh danh “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt” được tổ chức ngày 20/12 và được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội. Các sản phẩm đạt “Giải vàng chất lượng vì sức khỏe gia đình Việt năm 2015” sẽ được giới thiệu trong ấn phẩm “Trang vàng sản phẩm – Dịch vụ vì Sức khỏe gia đình Việt”.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe.

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

Top