Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường

Thứ ba, 08:00 08/03/2016 | Xã hội

Các thầy ở đây vẫn đùa, dù là học sinh tiểu học nhưng nếu muốn được gặp cô giáo, các em phải chờ đến THCS. Vì ở đây, thầy giáo là mẹ hiền.

Thầy Đỗ Hồng Thái và học trò ở bản 51
Thầy Đỗ Hồng Thái và học trò ở bản 51

Trường học chỉ có thầy

Xã vùng biên Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình hầu như tách biệt với bên ngoài, là nơi sinh sống của 18 bản làng người dân tộc Ma Coong.

Địa bàn cách trở, có những bản phải băng rừng mấy tiếng đồng hồ mới đến được, có bản ở cách đường 20 Quyết Thắng cả chục cây số nên đời sống bà con vô cùng vất vả.

Cả xã có hai trường tiểu học nhưng chỉ có một vài bản ở gần trung tâm xã là học sinh được học tập trung tại trường số 1. Các bản còn lại đều có thầy giáo về cắm bản để dạy chữ cho các em.

Thầy Nguyễn Văn Thăng đã có hơn 10 năm gắn bó với học sinh ở đây
Thầy Nguyễn Văn Thăng đã có hơn 10 năm gắn bó với học sinh ở đây

“Trường có tất cả là 38 cán bộ, giáo viên nhưng chỉ có 3 cán bộ nữ làm những công việc văn phòng. 35 người còn lại đều là thầy giáo, mỗi bản 2 người, cùng ăn cùng ở với đồng bào để dạy chữ cho các em tiểu học”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch cho biết.

Ở các bản làng xa xôi, học sinh không được học mầm non vì không đủ điều kiện mở lớp, điều kiện đi lại, ăn ở quá vất vả nên chỉ có các thầy cắm bản. nói vui như thầy Đồ Hồng Thái, giáo viên tại bản 51 thì phải đến cấp 2 các em mới được học cùng cô giáo.

Các em học sinh ở đây chỉ bắt đầu được học tiếng Kinh khi vào lớp 1. Để dạy được, thầy cũng phải học tiếng nói của đồng bào Ma Coong, không chỉ trò mà thầy cũng có thêm “ngoại ngữ”. Không chỉ dạy chữ, nhạc, họa thầy cũng dạy…nốt.

“Trường có tất cả 21 lớp, trong đó chỉ có 1 lớp đơn ở bản Cờ Đỏ, 13 lớp ghép nhóm hai trình độ, 6 lớp ghép nhóm ba trình độ, 1 lớp ghép nhóm bốn trình độ”, thầy Tuân cho biết thêm.

Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm. có tất cả 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Cứ đến giờ học, thầy lại chia bảng làm đôi để dạy cho các em học.

Và những lần các thầy phải khóc

 Các em học sinh ở bản Bụt sau giờ học
Các em học sinh ở bản Bụt sau giờ học

Trước khi lên đây, có thầy đã có gia đình nhưng có thầy thì chưa. Năm ở bản này, năm khác lại luân chuyển qua bản khác, điện thắp sáng không, sóng điện thoại bản có bản không nên tuổi thanh xuân của một vài người cũng đành ở lại với núi rừng.

Khoảng bốn năm trở lại đây, con đường 20 Quyết Thắng mới thông suốt, trước đó cực lắm. Đường đất vốn đã ngoằn nghèo, dốc dựng đứng, mỗi khi mưa xuống lại lầy lội, sụt lún, xe ga lên lại xoay ngược lại không thể nào đi nổi.

“Năm 2008, tôi một mình vác ba lô lên trường, khi đến cây số 54 thì gặp mưa, đường quá lầy lội nên xe bị lún xuống sâu không sao kéo lên được. Nói các chị đừng cười chứ lúc đó tôi chỉ biết ngồi khóc vì lực bất tòng tâm.

Khóc xong vẫn không kéo được xe lên nên phải ngồi chờ có người đi qua rồi nhờ họ kéo lên giúp. Hồi đó người qua lại cũng “hiếm” lắm nên đi từ sáng mà phải tối mịt tôi mới lên đến nơi”, thầy Đỗ Hồng Thái nhớ lại.

Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm
Lớp ghép 4 trình độ ở bản Noồng cũ do thầy Nguyễn Văn Lai đảm nhiệm

Là thầy giáo cắm bản hơn 10 năm, thầy Nguyễn Văn Thăng nhớ lại những ngày đầu lên đây. Nhớ nhà, nhớ vợ con khiến thầy nhiều lúc muốn bỏ về. Nhưng rồi những ánh mắt trong veo của học sinh lại níu chân thầy lại. Ngót ngét cũng hơn chục năm trời, nếu không yêu nghề thì làm sao trụ được.

Hiện thầy đang dạy tại bản Noồng mới: “ Ở đây không có sóng điện thoại, chỉ lâu âu mới tìm được điểm rơi, tôi và một thầy nữa cắt cái chai nhựa đóng vào tường để hứng sóng. Mới đầu không quen, cứ nghe chuông báo cuộc gọi, mừng quá chạy lại nhấc lên là kiểu gì cũng mất sóng. Giờ quen rồi nên điện thoại lúc nào cũng cắm tai nghe, có chuông là chỉ việc lại ngồi đó đeo tai nghe vào”, thầy Thăng vui vẻ kể.

Học sinh ở Noồng cũ
Học sinh ở Noồng cũ

Điều kiện sinh hoạt đã khổ, đau ốm còn khổ hơn bội phần. “Năm 2010, tôi dạy ở Noồng đột nhiên bị đau bụng dữ dội, đi không nổi mà trời lại đang mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về khiến con đường độc đạo băng suối về xuôi bị ngăn cách.

Không còn cách nào khác, tôi được ba đồng nghiệp dẫn vượt sông,vì quá đau nên vừa đi vừa khóc, cũng may mà không bị nước cuốn trôi. Lần đó tôi bị viêm dạ giày cấp tính”, nhớ lại vầ khiếp, thầy Hồ Văn Minh góp chuyện.

Khó khăn là thế nhưng thấy các em học sinh đến lớp đều, đọc thông viết thạo là niềm động viên vô cùng lớn cho các thầy. “Còn sức, còn được phân công tôi vẫn ở lại để dạy những thế hệ tiếp theo”, thầy Minh chia sẻ.

Theo Hải Sâm/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt?

Vì sao chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' bị bắt?

Pháp luật - 44 phút trước

Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố, bắt tạm giam Lê Văn Hải và Trần Đại Phúc để điều tra về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm quy định.

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm

Giáo dục - 1 giờ trước

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm nay lấy điểm chuẩn từ 30,01-34,7/50, cao nhất ở lớp tiếng Anh.

Miền Bắc bao giờ kết thúc mưa dông?

Miền Bắc bao giờ kết thúc mưa dông?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, mưa dông tiếp tục tái diễn ở miền Bắc, xảy ra chủ yếu về chiều tối và đêm. Trong khi Trung Bộ nắng nóng gia tăng và kéo dài.

9 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025

9 trường hợp này bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là 9 trường hợp cụ thể bắt buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ 2025 theo quy định của Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Lời sám hối muộn màng trong vụ 'chặt chém' 4,2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Lời sám hối muộn màng trong vụ 'chặt chém' 4,2 triệu đồng tiền taxi ở Hà Nội

Thời sự - 10 giờ trước

"Em gửi lời xin lỗi người bị hại và xin gửi lại 4,9 triệu đồng, nhờ anh chuyển đến gia đình họ... đó là lời nhắn nhủ muộn màng từ người thân của tài xế taxi trong vụ “chặt chém” 4,2 triệu đồng ở Hà Nội.

Hà Nội: Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn bị bắt vì sản xuất cồn giả

Hà Nội: Phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn bị bắt vì sản xuất cồn giả

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Phạm Đình Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) vừa bị cơ quan công an bắt giữ vì hành vi sản xuất hàng giả là cồn y tế.

Tiến độ đường vào hồ Nặm Cắt ở Bắc Kạn hiện ra sao, còn vướng mắc gì?

Tiến độ đường vào hồ Nặm Cắt ở Bắc Kạn hiện ra sao, còn vướng mắc gì?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau gần 3 năm thi công, dự án đường vào hồ Nặm Cắt, TP Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn do vướng giải phóng mặt bằng và kinh phí trước thêm sáp nhập.

Hiện trạng tuyến đường dài 2 km nối 2 quận ở Hà Nội dang dở gần 10 năm

Hiện trạng tuyến đường dài 2 km nối 2 quận ở Hà Nội dang dở gần 10 năm

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Tuyến đường dài hơn 2km nối phố Tố Hữu với đường 70 kéo dài, đi qua 2 quận Hà Đông và Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) dù được khởi công đã gần 10 năm, thế nhưng đến nay vẫn trong cảnh dở dang, nhếch nhác.

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng liên quan vụ 'chặt chém' gần 5 triệu đồng của 2 người đồng bào dân tộc

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng liên quan vụ 'chặt chém' gần 5 triệu đồng của 2 người đồng bào dân tộc

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã tạm giữ 3 đối tượng liên quan đến vụ 2 người đồng bào dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm.

Tin vui: Thêm một chính sách có lợi cho hàng triệu người Việt chính thức có hiệu lực từ 1/7

Tin vui: Thêm một chính sách có lợi cho hàng triệu người Việt chính thức có hiệu lực từ 1/7

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, người dân trên toàn quốc có thể thực hiện công chứng ngay cả khi không có mặt tại văn phòng công chứng. Nhưng công chứng điện tử là gì? Giao dịch nào bắt buộc công chứng? Và làm sao để phân biệt thật - giả trong kỷ nguyên số? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả.

Top