Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo gần 30 năm “ươm chữ” nơi vùng cao heo hút

Thứ bảy, 15:24 29/02/2020 | Xã hội

Gần 30 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo Chung Trường Thành - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) coi trường như là nhà, coi đồng nghiệp, học sinh như người thân của mình.

Bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện vùng biên Quan Sơn (Thanh Hóa) vốn là vùng đất heo hút, khó khăn, đói nghèo bủa vây. Nơi đây xưa kia cái gọi là con chữ như một điều xa xỉ với hầu hết người dân nghèo.

 Thầy giáo gần 30 năm “ươm chữ” nơi vùng cao heo hút  - Ảnh 1.

Thầy Chung Trường Thành - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa).

Nhưng cũng chính ở nơi đó, có những thầy cô giáo miền xuôi dành cả tuổi thanh xuân của mình nguyện gắn bó với vùng cao, miệt mài “ươm chữ” nơi miền biên viễn.

Đã gần như toàn bộ sự nghiệp gắn bó với những đứa trẻ vùng cao huyện Quan Sơn, thầy Chung Trường Thành (SN 1974) - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn) coi đây như quê hương thứ hai của mình.

Thầy Thành quê ở huyện miền xuôi Hậu Lộc (Thanh Hóa), cách nơi thầy đang công tác hơn 200km. Ra trường tháng 9/1993, thầy Thành lên công tác ở xã Tam Thanh của huyện Quan Sơn 6 năm. Tiếp đó, thầy chuyển đến dạy học tại xã Sơn Thủy 13 năm.

 Thầy giáo gần 30 năm “ươm chữ” nơi vùng cao heo hút  - Ảnh 2.
Thầy Thành trong một chuyến vào điểm trường lẻ.

Những năm tháng công tác ở huyện Quan Sơn, thầy Thành đã băng rừng, lội suối đến gieo chữ cho học sinh nghèo ở những vùng khó khăn nhất của huyện vùng biên này. Từ tháng 3/2016, thầy Thành lên xã Na Mèo công tác đến nay.

Trong sự nghiệp trồng người của mình, thầy Thành đã có thâm niên 27 năm gắn bó với huyện miền núi Quan Sơn. “Thời gian đầu, tôi công tác tại xã Tam Thanh là một xã vùng sâu, phòng học kiên cố chưa có toàn tranh tre nứa lá.

Ngày đó điện cũng chưa có, đường đi lại chỉ là một lối mòn giữa rừng. Có những bản đi bộ đến trường còn hạnh phúc hơn đi xe máy, không phải lo trời mưa trơn trượt”, thầy Thành nhớ lại.

Không chỉ xã Tam Thanh mà những địa phương nơi thầy Thành đặt chân đến đều là những địa bàn còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa và khó khăn nhất của huyện miền núi Quan Sơn.

 Thầy giáo gần 30 năm “ươm chữ” nơi vùng cao heo hút  - Ảnh 3.

Học sinh của thầy Thành chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Thái và H'Mông.

Chia sẻ về lý do khiến thầy giáo gắn bó với vùng cao gần như đã cả cuộc đời công tác của mình, thầy Thành chỉ mỉm cười nói: “Tôi cũng không nghĩ mình công tác ở đây lâu đến vậy”.

Vợ thầy Thành sau 11 năm công tác ở huyện Quan Sơn đã chuyển về quê, cũng từ đó, chỉ một mình thầy ở lại công tác. Một năm 365 ngày nhưng thầy Thành ở trường là chính, coi trường như gia đình, như là nhà của mình.

Trong câu chuyện của mình, thầy Thành cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi sau bao nhiêu cố gắng, ngôi trường nơi thầy công tác đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Đó là công sức bao năm cố gắng, xây dựng không chỉ của thầy Thành mà cả tập thể giáo viên, phụ huynh và học sinh nhà trường.

Hiện tại Trường tiểu học Na Mèo có tổng 395 học sinh chia làm 21 lớp, chủ yếu các em học sinh nơi đây là người dân tộc Thái và H'Mông.

Để đảm bảo công tác giảng dạy cho các em, 31 cán bộ giáo viên của nhà trường không chỉ dạy trên lớp mà còn khéo về công tác dân vận. Bởi hầu hết phụ huynh của các em từ sáng đến tối lên nương lên rẫy nên không có thời gian chăm lo con cái, nhiều trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng.

Không yêu vùng cao thì không thể nào gắn bó lâu đến như vậy, với thầy Thành, Na Mèo như là quê hương thứ hai của mình, không phải nơi sinh ra nhưng là nơi thầy trưởng thành.

Người dân nơi đây tuy còn nghèo nhưng cũng dần quan tâm hơn việc học của con em. Hiện cơ sở vật chất dạy học của nhà trường tạm ổn, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong công tác giảng dạy, nhất là chương trình sách giáo khoa mới.

 Thầy giáo gần 30 năm “ươm chữ” nơi vùng cao heo hút  - Ảnh 4.
Thầy coi trường lớp như là nhà của mình nên mỗi khi rảnh rỗi, thầy lại chăm sóc cây trong sân trường.

Tuy nhiên nhà trường cũng còn nhiều khó khăn khi các em học sinh ở các bản chưa thạo tiếng phổ thông, vốn từ tiếng Việt không có, trong khi đó một số giáo viên chưa hiểu tiếng bản địa. Thương học trò nghèo nên thầy cô giáo thường dạy thêm không thu tiền.

“Hàng chục năm qua nếu không có tình yêu với vùng cao thì có lẽ chúng tôi không thể nào công tác đến tận bây giờ. Nhiều người dân còn vui tính gọi chúng tôi bằng “ông giáo, bà giáo”.

Có những thế hệ học trò cũ sau khi ra trường lại quay về đây làm đồng nghiệp của mình. Đây cũng là niềm ao ước, niềm tin mà chúng tôi mong muốn nhất của sự nghiệp trồng người”, thầy Thành chia sẻ.

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 4 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 5 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay

Giáo dục - 7 giờ trước

Những năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10

Giáo dục - 8 giờ trước

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 8 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng

Pháp luật - 8 giờ trước

Nhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Top