eMagazine

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 1.
Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 2.

Được phát hiện lần đầu ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, COVID-19 đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và được WHO tuyên bố là đại dịch vào 3/2020. Đến nay đã ghi nhận 215 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm bệnh với tốc độ lây lan lan chưa từng có. Điều đáng nói, virus SARS-Cov-2 được ghi nhận có nhiều biến thể và còn nhiều điều bí ẩn các nhà khoa học chưa thể tìm ra.

Tại Việt Nam, ngày 23/01/2020 (29 Tết), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó đánh dấu cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam chính thức bắt đầu. Liên tiếp các tỉnh, thành phố lớn như TP HCM, Nha Trang, Vĩnh Phúc, Hà Nội… lần lượt xuất hiện các ổ dịch. Trong đó đáng chú ý là những ổ dịch lớn như Bệnh viện Bạch Mai, quán Bar Buddha, thôn Hạ Lôi.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 3.

Số liệu tính tới 9h ngày 26/8/2020.

Sau 99 ngày không có ca mới lây nhiễm trong cộng đồng, sáng 25/7, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 công bố BN416 (Bệnh viện C - Đà Nẵng) là ca mắc xuất hiện trong cộng đồng. Đà Nẵng nhanh chóng trở thành "điểm nóng" với hàng loạt bệnh nhân mắc mới, cả nước bước vào cuộc chiến lần thứ 2.

Do các bệnh nhân đều có bệnh lý nền nặng, Bộ Y tế đã cử các đợt chi viện lớn cho Đà Nẵng để tích cực điều trị cho các bệnh nhân. Ngày 31/7, Việt Nam đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19. Đến nay số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam đã vượt qua con mốc 1.000 người và 27 người tử vong.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 4.

Lịch sử thế giới từng chứng kiến nhiều đại dịch, nếu so với với đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919) khiến 50 triệu người tử vong khi dân số thế giới chỉ có 1,8 tỷ người thì COVID-19 có tỷ lệ tử vong thấp hơn hẳn. Tuy nhiên, điều đáng sợ của virus SARS-Cov-2 là tốc độ lây lan cực nhanh, nguy hiểm hơn là nhiều trường hợp người mắc bệnh không có các triệu chứng lâm sàn khiến việc lây nhiễm khó được kiểm soát.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 5.

Nghĩa trang chôn cất bệnh nhân tử vong chết do COVID-19 ở Brazil. Ảnh: Reuters

Sự vào cuộc chậm ở một số khu vực đã đẩy hệ thống y tế rơi vào trạng thái quá tải ở ngay cả những quốc gia có nền y tế phát triển hàng đầu thế giới. Thậm chí bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh đã trở thành ổ dịch, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh khiến tình hình trở nên khó khăn hơn.

Ngày 31/7, tại cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp của WHO đánh giá tình hình dịch bệnh kể từ khi bùng lên tại Trung Quốc cuối tháng 12 năm ngoái Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: "Đại dịch này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa".

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 6.

Tình trạng quá tải y tế diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới.

Trong tình trạng chưa có thuốc đặc trị chữa COVID-19 thì phương pháp mà phần đa các nước áp dụng là triển khai là chữa triệu chứng. Virus này đặc biệt nguy hiểm với người già và những người có bệnh lý nền nặng, những đối tượng này thường cần sự hỗ trợ của máy thở hay các trang thiết bị hiện đại.

Và khi nhu cầu này quá lớn thì các hệ thống y tế không thế đáp ứng nổi. Trong quý 2/2020,  khi COVID-19 hoành hành tại châu Âu, Italia là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các bác sĩ nơi đây đã cho biết đã không ít lần ở trong hoàn cảnh không đủ máy thở cho các bệnh nhân và phải lựa chọn dành máy thở cho bệnh nhân có cơ hội sống cao hơn. Điều đó đã cho thấy sự khó khăn trong việc chống chọi với đại dịch COVID-19 dù với bất cứ nền y tế phát triển nào trên thế giới.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 7.

Dưới góc độ kinh tế, bức tranh toàn cảnh của kinh tế thế giới được các chuyên gia tóm gọn trong 2 từ là "suy thoái" khi các đầu tàu kinh tế như Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu đều rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi COVID-19.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 8.

Giãn cách xã hội được triển khai ở châu Âu.

Virus SARS-Cov-2 với kích thước siêu nhỏ khiến con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại liên tiếp quật ngã những "người khổng lồ". Có thời điểm, mọi hoạt động giao thương bị đình trệ, nền kinh tế nhiều quốc gia gần như đóng băng. Vòng xoáy suy thoái kinh tế lan rộng ra toàn cầu.

Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19 với hơn 5,5 triệu người nhiễm bệnh đang chứng kiến mức suy giảm kinh tế kỷ lục trong quý II. GDP nước này giảm tới 32% và ghi nhận là mức giảm lớn nhất trước tới nay, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp không dừng tăng lên bất chấp những nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ.

Tại châu Âu, theo thống kê chính thức được công bố tại khu vực 19 nước sử dụng đồng tiền chung Euro, suy thoái kinh tế trong quý II ghi nhận ở mức 12,1%, mức tăng trưởng thấp chưa từng có tại khu vực này. Các biện pháp tái lập biên giới, phong tỏa thành phố do đại dịch đã khiến hoạt động sản xuất và thương mại hầu như tê liệt đối với các nước châu Âu.

Khu vực châu Á cũng ghi nhận tình trạng tương tự khi các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái lan,… đều rơi vào tình trạng suy thoái. Ngày 17/8, số liệu được Chính phủ Nhật Bản công bố cho thấy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ thế chiến thứ 2 với mức âm 27,8%, mức giảm thậm chí còn lớn hơn những gì đã xảy ra vào cuộc khủng hoảng tài chính 2009.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 9.

Học trực tuyến trở nên quen thuộc từ khi COVID-19 xuất hiện.

Tuy nhiên, Mỹ Latinh mới là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch với hơn 200.000 ca tử vong được ghi nhận. Ở góc độ kinh tế, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) rằng, nền kinh tế khu vực và Mỹ Latinh và Caribe được cho là sẽ co cụm nhanh so với bất kỳ nơi nào trên thế giới, với mức giảm tới gần 10% trong năm 2020.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đưa ra dự báo, đại dịch COVID-19 sẽ thổi bay 12.000 tỷ của nền kinh tế thế giới trong đoạn 2020 - 2021. Có thể thấy dưới góc độ kinh tế, COVID-19 đã gây ra những điều tồi tệ nhất cho các quốc gia và có thể sẽ phải mất rất lâu mới có thể vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 10.

Tại Việt Nam, ngày 23/01/2020 (29 Tết), Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận 2 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi xuất phát các ca bệnh đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó đánh dấu cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam chính thức bắt đầu.

Liên tiếp các tỉnh, thành phố lớn như TP HCM, Nha Trang, Vĩnh Phúc, Hà Nội… lần lượt xuất hiện các ổ dịch. Trong đó đáng chú ý là những ổ dịch lớn như Bệnh viện Bạch Mai, quán Bar Buddha, thôn Hạ Lôi.

Khi virus SARS-Cov-2 xuất hiện, cả hệ thống chính trị tại nước ta đã vào cuộc một cách quyết liệt. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 30/1 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo. 

Cả nước vào cuộc với tinh thần quyết liệt "chống dịch như chống giặc" và cuộc chiến chống COVID-19 trở thành "trận đánh chung" của cả hệ thống chính trị, của quân và dân trên mọi miền của tổ quốc.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 11.

Các biện pháp khoanh vùng, dập dịch được Việt Nam triển khai. Ảnh: Lê Bảo

Tiếp đó, ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc. Chỉ đạo nêu trên được đánh giá là quyết liệt, kịp thời và thực tiễn đã chứng minh tính hiệu quả khi tình hình dịch trong nước đã được kiềm chế.

Sau thời gian giãn cách toàn quốc nêu trên, diễn biến dịch COVID-19 được kiềm chế tại phần lớn các tỉnh, tuy nhiên đã xuất hiện một số diễn biến mới như phát hiện thời gian ủ bệnh có trường hợp lâu hơn (trên 30 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi và còn hàng nghìn trường hợp xét nghiệp sàng lọc chưa có kết quả cuối cùng. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định 10 tỉnh, thành phố và 2 đô thị trung tâm thuộc nhóm nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 22/4. Bên cạnh đó, yêu cầu người dân duy trì thực hiện việc đeo khẩu trang ngay cả khi hết giãn cách. Nhờ sự vào cuộc kịp thời và quyết liệt, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam nhanh chóng được kiểm soát, số người khỏi bệnh ngày tăng.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 12.

Ngày 12/7, nam phi công người Anh (BN91) về nước sau 115 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam được báo chí nước ngoài chú ý và ca ngợi.

Sau 99 ngày không có ca mắc mới trong cộng đồng, ngày 25/7 Việt Nam ghi nhận ca mắc BN416 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, cả nước nhanh chóng vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 lần 2. 

Đánh giá về sự phức tạp tại "điểm nóng" Đà Nẵng, Bộ Y tế đã nhanh chóng cử các đợt chi viện lớn. Hàng trăm các y bác sĩ, điều dưỡng, các chuyên gia đầu ngành từ Hà Nội, TP HCM và khắp các tỉnh, thành phố lớn đã lên đường tiến vào tâm dịch Đà Nẵng.

Đi cùng với những đợt ra quân là vô số các câu chuyện cảm động về những y bác sĩ, những bữa ăn vội, những lúc tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ tại phòng làm việc hay hình ảnh các nữ y, bác sĩ tự cắt đi mái tóc để phục vụ công tác chống dịch hay điều dưỡng ở Hải Phòng hoãn tuần trăng mật lên đường viện trợ Đà Nẵng… đã chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Việt.


Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 13.

Đến ngày 20/8, vẫn có những y bác sĩ từ các tỉnh, thành phố vào chi viện cho Đà Nẵng. Nhờ sự chỉ đạo tích cực và kịp thời, ổ dịch Miền Trung đã được kiểm soát, ngành Y tế các tỉnh miền Trung liên tiếp nhận những tin vui khi hàng chục ca mắc COVID-19 được chữa trị khỏi, các bệnh nhân nặng được điều trị thành công và hơn hết số lượng ca mắc mới thấp. 

Không những vậy, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn còn nhận định năng lực y tế miền Trung đã được nâng lên trong gần 1 tháng qua

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 14.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Trong đó, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến như hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô. Lao động thất nghiệp, thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 15.

Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP quý I/2020 của nước ta chỉ đạt 3,82%. Đây là mức tăng thấp nhất 10 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. 

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ đã quyết định triển khai gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 20 triệu người, với 07 nhóm đối tượng thụ hưởng, đây được xem là quyết định chưa có tiền lệ ở nước ta.

Chính sách này thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ðảng và Nhà nước đối với người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 16.

Trong các cuộc họp với các Bộ, ngành địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. 

Đầu tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 31/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 khoảng 7%, nếu hoàn thành được mục tiêu này thì đây là điều đáng mừng cho Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của kinh tế thế giới.

Cùng đó, Quốc hội đã ban hành quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã được hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa có doanh thu không quá 200 tỉ đồng cũng sẽ được hưởng chính sách này.

Không lùi bước trước khó khăn, mọi cấp, mọi ngành phải có giải pháp cụ thể để đưa nền kinh tế vượt lên, đạt được mục tiêu cao nhất năm 2020. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu kép thành công. Khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội quyết liệt hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020 vào ngày 2/6.

Hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mới nổi về sức khỏe tài chính, được xếp hạng bởi Tạp chí The Economist vừa công bố trong tháng 5/2020. Văn hóa, xã hội hoạt động bình thường, giải bóng đá Việt Nam trở lại thi đấu với số lượng khán giả đến sân được đánh giá là đông nhất thế giới trong tháng 5

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 17.

Bên cạnh việc khắc phục hậu quả do COVID-19 để lại và duy trì phát triển kinh tế, Việt Nam đã tổ chức hàng trăm chuyến bay nhân đạo đón hàng nghìn công dân Việt Nam từ trên khắp thế giới về nước, ở khu cách ly tập trung. Những chuyến bay nhân đạo đã diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục có những biến biến rất phức tạp trên toàn cầu, khiến tình hình di chuyển gặp nhiều khó khăn. 

Nhiều sân bay đóng cửa, nhiều hãng hàng không gặp trắc trở do dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp. Hành động của Chính phủ Việt Nam không chỉ mang tính kịp thời mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc gói gọn trong 2 chữ "đồng bào".

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 18.

Những chuyến bay đón công dân Việt Nam trở về từ vùng dịch.

Không những vậy, từ khi dịch bùng phát, chúng ta không đếm xuể có doanh nghiệp lớn nhỏ đã cùng tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19 bằng nhiều hình thức như chi viện  hàng trăm tỷ, vật dụng y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ, thậm chí sản xuất cả máy thở để chi viện cho "tâm dịch"… 

Hàng nghìn suất ăn từ thiện, từng vật dụng gia đình, trang thiết yếu hàng ngày được người dân gom góp gửi đến các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Nổi bật trong những hoạt động đầy tính nhân văn là "Siêu thị hạnh phúc 0 đồng" mở cửa để cung cấp miễn phí, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo, sách… cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP HCM, Hà Tĩnh, Quảng Trị…

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 19.

Hay "cây ATM gạo" do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo. Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần. Vì mục đích hỗ trợ người lao động nghèo, khó khăn do dịch COVID-19, chỉ một thời gian ngắn sau khi "ATM gạo" đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa khắp các tỉnh, thành phố khác. Thậm chí, nhiều hãng tin, trang tin uy tín trên thế giới liên tục đưa tin bài ca ngợi sáng kiến của Việt Nam rằng khó tin nhưng có thật.

Giá trị vật chất có thể nhiều hay ít, nhưng niềm tin và cảm xúc là những thứ đồng bào Việt Nam đã và đang trao cho nhau vì một mục tiêu chung chống dịch, một niềm tin chiến thắng. Và có một điều có thể chắc chắn rằng, trong cuộc chiến này, đã và sẽ không một ai bị bỏ lại phía sau.

Thế giới đã đảo lộn thế nào từ khi COVID-19 xuất hiện? - Ảnh 20.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top