Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thế giới ghi nhận trên 84.000 người mắc, gần 2.900 ca tử vong; dịch lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO nâng mức cảnh báo dịch từ "cao" lên "rất cao" trên toàn cầu

GiadinhNet - Dịch đã lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài lục địa Trung Quốc. Tính đến sáng 29/2, thế giới ghi nhận có 84.156 ca mắc, 2.876 người chết do COVID-19. Tại Hàn Quốc, ghi nhận gần 2.400 người mắc, con số này tại Ý tăng lên gần 900 người.

Thế giới ghi nhận trên 84.000 người mắc, gần 2.900 ca tử vong; dịch lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO nâng mức cảnh báo dịch từ cao lên rất cao trên toàn cầu - Ảnh 1.

Dịch bệnh lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tính đến 7h00 ngày 29/2/2020, thế giới có 84.156 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona COVID-19 (nCoV), trong đó tại Trung Quốc đại lục là 78.824 ca.

Tổng số trường hợp tử vong trên thế giới là 2.876 ca, trong đó có 2.788 ca tử vong là ở Trung Quốc đại lục.

Trong 1 ngày qua (tính từ 7h30 phút sáng 28/2 đến 7h30 sáng 29/2), thế giới ghi nhận thêm 1.366 ca nhiễm mới (giảm 44 ca), thêm 14 ca tử vong (giảm 29 ca).

Tổng số trường hợp mắc bên ngoài Trung Quốc đại lục tăng nhanh lên tới 5.332 trường hợp (tăng 1.056 ca so với hôm qua), 88 ca tử vong. Dịch bệnh lan ra 60 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài Trung Quốc đại lục).

Tại Nhật Bản, số người mắc là 938 người  tử vong 11 người (riêng tàu Diamond Princess mắc 705 người, tử vong 6 người),

Tại Hàn Quốc đã có 13 người tử vong vì dịch COVID-19, số người mắc xấp xỉ 2.400. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), trường hợp tử vong thứ 13 là một người đàn ông 74 tuổi được xét nghiệm mắc COVID-19, cũng là một thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa.

Thế giới ghi nhận trên 84.000 người mắc, gần 2.900 ca tử vong; dịch lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO nâng mức cảnh báo dịch từ cao lên rất cao trên toàn cầu - Ảnh 3.

Một sinh viên Trung Quốc ghi danh tại một trường đại học ở Gwangju, cách Seoul 330 km về phía nam, đi ngang qua nhân viên hành chính của trường mặc quần áo bảo hộ và tiến hành khử trùng tại một ký túc xá của trường, đang được sử dụng để cách ly những người đến từ Trung Quốc, 28/2/2020. (Ảnh: Yonhap)

Con số người nhiễm tại Ý đã tăng vọt trong những ngày qua, 7h30 sáng nay, số người nhiễm tại nước này lên tới 889 người (tăng 234 so với hôm qua), con số tử vong là 21.

Iran số người tử vong là 34, tăng 8 người so với hôm qua và 388 trường hợp nhiễm bệnh trong nước (tăng 143 người). 

Iran vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong thứ hai vì dịch COVID-19 ngoài Trung Quốc đại lục. Bộ Y tế Iran cũng đã kêu gọi người dân ở trong nhà, để phòng ngừa dịch bệnh.

Thế giới ghi nhận trên 84.000 người mắc, gần 2.900 ca tử vong; dịch lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO nâng mức cảnh báo dịch từ cao lên rất cao trên toàn cầu - Ảnh 4.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới, 6h30 ngày 28/2/2020

WHO nâng mức đánh giá nguy hiểm toàn cầu của dịch COVID-19 từ mức "cao" lên "rất cao"

Ngày 28/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nâng mức đánh giá nguy hiểm toàn cầu của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) từ mức “cao” lên “rất cao”.

Động thái trên diễn ra sau khi dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục bùng phát và lây lan mạnh tại nhiều nước. Tính tới nửa đêm 28/2, đã có gần 60 quốc gia có người nhiễm virus SARS-CoV-2. Số ca nhiễm COVID-19 là gần 84.000 trường hợp và gần 2.900 người tử vong. Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại tất cả các châu lục trên thế giới.

Thế giới ghi nhận trên 84.000 người mắc, gần 2.900 ca tử vong; dịch lan ra 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO nâng mức cảnh báo dịch từ cao lên rất cao trên toàn cầu - Ảnh 5.

WHO đã quyết định nâng mức đánh giá nguy hiểm toàn cầu đối với chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) từ mức "cao" lên "rất cao".

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO đã quyết định nâng mức đánh giá nguy hiểm toàn cầu đối với chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) từ mức "cao" lên "rất cao".

Tới nay mới chỉ có Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên trên thế giới hồi tháng 12/2019, mới bị đặt ở mức đánh giá nguy hiểm "rất cao".

Trước đó, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tarik Jasarevic, hôm 24/2 cho biết WHO hiện nay không có cấp độ chính thức cho đại dịch và WHO cũng không sử dụng hệ thống phân cấp cũ mà một số người có thể quen thuộc từ năm 2009 - thời điểm tổ chức y tế toàn cầu này tuyên bố đại dịch cúm lợn virus H1N1 bùng phát. Theo Quy định Y tế Quốc tế (IHR), WHO chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi quan ngại bao trùm toàn thế giới.

Ngày 30/1, WHO đã tuyên bố dịch COVID-19 khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 là trường hợp khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC).

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội cuối giờ chiều 28/2, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, qua hệ thống rà soát, nắm tình hình từ các lực lượng về người nước ngoài trên địa bàn TP, cho thấy:

TP có hơn 22.000 người Hàn Quốc cư trú, sinh sống; gần 9.000 người Nhật Bản, gần 2.000 công dân Trung Quốc sinh sống trên địa bàn. Ngoài ra, với 55 vùng lãnh thổ, quốc gia có người nhiễm COVID-19, về cơ bản đều có công dân sinh sống, làm việc tại Thủ đô Hà Nội. Cùng đó, Hà Nội cũng có công dân Việt Nam đến các nước này trong thời gian qua và trở về.

Ông Chung đề nghị tiếp tục tuyên truyền cho mọi người dân gồm công dân các nước sống trên địa bàn TP có ý thức tự giác tiếp thu, tự nguyện nắm bắt hiểu biết dấu hiệu của COVID-19. Cùng đó, các cơ quan chức năng, lực lượng liên quan phải cung cấp cho họ thông tin liên hệ cơ sở y tế gần nhất để phối hợp phát hiện, cách ly, khám chữa....

Với những người trong diện cách ly tại cộng đồng, Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh tổ dân phố, các đơn vị phân công kiểm tra chặt chẽ, liên tục. Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện người trong diện cách ly thực hiện không nghiêm túc sẽ tiến hành cưỡng chế.

Mai Anh


Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top