Thêm bước đơn giản này, bưởi Diễn để cả 2-3 tháng vẫn không hỏng, màu lên vàng óng dù trời có nóng hay nồm ẩm
GiadinhNet - Nếu muốn để 2-3 tháng, các chị nên chọn trái có núm trên cuống quả. Vì như vậy vi khuẩn khó xâm nhập, hạn chế quả bị thối, chua.
Thấy bưởi Diễn là thấy Tết!
Tết sắp đến cũng là khoảng thời gian các nhà vườn bưởi thu hoạch những loại quả màu nắng. Bưởi Diễn là giống bưởi của miền Bắc, có vị ngọt thơm, mát, đậm đà.
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả ngày tết không thể thiếu được trái bưởi Diễn. Trước đây, bưởi Diễn là loại quả chuyên được mang đi tiến vua nên nó thể hiện cho sự cao sang, quyền quý.
Trong Nam nổi tiếng bởi những giống bưởi da xanh, năm roi nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng và tìm mua bưởi Diễn để chưng dịp Tết. "Em ở Sài Gòn, tầm này nhà nhà chưng bưởi da xanh. Nhưng nhà em chơi bưởi Diễn cho độc lạ, không ai có. Rất thơm nên em khỏi cần xông tinh dầu. Mà bưởi này màu vàng rực rỡ rất bắt mắt, theo em Tết nhất là phải như vậy.", chị Hồ Bích Trâm chia sẻ về thú chơi bưởi Diễn ngày Tết của mình.
Bưởi Diễn để càng lâu càng ngon nhưng khí hậu miền Nam nắng nóng, chị Trâm cũng đã tìm ra cách để bảo quản và giữ bưởi Diễn được tươi thật lâu.
Chọn trái mất núm để ăn trước, tránh hư hỏng
1. Chọn bưởi:
Có 2 loại bưởi Diễn. Loại một để chưng cúng thì trái rất to, đẹp, cành lá. Nhưng ăn bị khô, nhạt, không ngọt. Còn loại 2 trái nhỏ, xấu nhưng ăn rất ngon.
Chị Trâm thì thường chọn loại 2, trái tầm 6 lạng - 1kg. Cầm lên quả thấy nặng tay là bên trong mọng nước, không bị khô.
Lau bưởi bằng rượu sẽ lên màu vàng rất đẹp
Để chắc ăn là bưởi mọng nước và ngọt đậm đà, chị Trâm thường kiểm tra với chỗ mua: "bưởi này hái từ cây mấy tuổi?". Vì cây càng lão làng, tầm 11 tuổi trở lên, thì 95% là trái ngọt đậm đà không khô.
Nếu muốn để 2-3 tháng, các chị nên chọn trái có núm trên cuống quả. Vì như vậy vi khuẩn khó xâm nhập, hạn chế quả bị thối, chua.
Vôi tôi mua ở hàng trầu cau
2. Bảo quản bưởi:
Mua bưởi về, rửa sạch lau khô (nhất là phần cuống, nếu bị ẩm vài hôm sẽ thối ngay).
Lau xong thì lấy khăn, thấm 1 ít rượu, lau xung quanh quả bưởi. Cách này vườn chỉ cho chị Trâm. Sau 3-4 ngày lau, thì bưởi sẽ lên màu vàng đậm hơn bình thường, rất đẹp.
Bôi vôi vào núm
Lấy vôi tôi chấm lên cuống quả. Bước này là để sát khuẩn, cũng như tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào quả bưởi. Vôi tôi chị em nên ra hàng trầu cau để tìm mua.
Nếu muốn vỏ bưởi tươi lâu, không bị héo, các chị lấy khăn ẩm lau vỏ bưởi (tránh phần cuống). 2-3 ngày 1 lần. Cách này sẽ cấp nước cho quả, vỏ lâu bị nhăn nheo.
"Gia tài" bưởi Diễn của chị Trâm
Điều cuối cùng vô cùng quan trọng. Các chị phải kiểm tra thường xuyên nếu có trái nào bị thối, nục… phải loại ra ngay. Nếu để, thối nục nó sẽ lây lan sang trái khác. Là hư nguyên lô bưởi.
3. Cách bóc bưởi Diễn không bị nát
Bưởi Diễn bóc không bị nát
Sau khi gọt vỏ bưởi cẩn thận, chia 3,4 múi cho 1 lần tách. Sau đó, bóc phần vỏ múi bưởi 2 bên, dùng đầu dao nhọn lách vào phần sống lưng của múi, hất nhẹ lên là xong.
Hà Nội bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng nhiều
'Chiếc bánh thần kỳ' giải mã vận hạn, cá tính của bạn
Ẩm thực 360 - 12 giờ trướcGĐXH - Trắc nghiệm dưới đây mang tính tham khảo nhưng có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy?
Mẹo nấu nướng - 13 giờ trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
Đỉnh như cỗ miền Tây, dân mạng chỉ nhìn thôi cũng phát thèm
Ẩm thực 360 - 14 giờ trướcGĐXH - Ở mỗi nơi, cỗ cưới lại có những đặc trưng riêng, trong đó cỗ cưới miền Tây luôn thu hút khách mời ngay từ hình thức cho đến hương vị của món ăn.
Cách chế biến món ăn đơn giản từ loại hạt tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
Ẩm thực 360 - 17 giờ trướcGĐXH - Hạt kê có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là những món ăn dễ chế biến từ hạt kê.
Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Mẹo nấu nướng - 20 giờ trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
Cách ngâm chanh đào đường phèn mật ong chữa ho
Ăn - 21 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
'Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?': Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcChúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.
5 mẹo đơn giản nhận biết trứng vịt lộn già và non
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Có người thích ăn trứng vịt lộn già, có người thích trứng còn non, vậy làm sao để phân biệt?
Mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được lâu
Ăn - 1 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
Trắc nghiệm: Món ăn bạn ghét nhất tiết lộ con người thật của bạn
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Hãy thử xem điều đó có đúng không?!
Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh
ĂnGĐXH – Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.