Thêm địa phương có ‘lệnh’ chấn chỉnh dạy thêm, học thêm, thu chi trong trường học
Nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, các khoản thu chi đầu năm học không đúng quy định, một số tỉnh thành đã có những chỉ đạo quyết liệt.
TP Hồ Chí Minh: Rà soát các đơn vị tham gia dạy môn liên kết
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, sẽ rà soát tất cả hồ sơ pháp lý các đơn vị tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá gồm ngoại ngữ, kỹ năng sống, tin học. Sở GD&ĐT thành phố cũng sẽ tiếp tục giám sát việc sử dụng giáo viên người nước ngoài, thực hiện chế độ chính sách, liên kết giáo dục, nhượng quyền thương mại các chương trình kỹ năng sống của tổ chức nước ngoài. Sở cũng cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị rà soát, đôn đốc việc kê khai giá.
Hải Phòng xử lý nghiêm dạy thêm, học thêm và thu chi trong trường học
UBND TP Hải Phòng vừa ban hành công văn gửi Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, UBND các quận, huyện về việc chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục, việc thu chi trong trường học. Theo đó, UBND TP Hải Phòng giao Sở GD&ĐT chủ trì, cùng UBND các quận, huyện, các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm rà soát, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục, việc thu chi trong trường học; bảo đảm thực hiện đúng quy định, có điều chỉnh quy định tối đa số buổi, số tiết học thêm trong tuần, phù hợp đối với mỗi khối học, giảm áp lực cho người học;
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tự học, tự nghiên cứu, các câu lạc bộ tự quản, câu lạc bộ sở thích lành mạnh, tự nguyện theo nhu cầu, phù hợp với lứa tuổi học sinh; tạo điều kiện cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi sau giờ học văn hóa, để học sinh được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chủ trương này; đồng thời có giải pháp xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện sai quy định việc dạy thêm, học thêm, việc liên kết giáo dục và lạm thu trong trường học.

Không được ép buộc học sinh đi học thêm dưới mọi hình thức.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; không tổ chức theo lớp học chính khóa. Mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học (mỗi tuần không quá 3 tiết học) đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá. Đối với dạy học làm quen tiếng Anh của trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, Sở GD&ĐT Thanh Hóa quy định mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người Việt Nam; 30.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người nước ngoài.
Sở GD&ĐT Phú Thọ yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm với học sinh học 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống).
Sở GD&ĐT Nam Định có văn bản nêu rõ, các trường không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm; thực hiện đúng quy định về thời gian, thời lượng, yêu cầu chung về dạy thêm, học thêm trong nhà trường; theo đúng kế hoạch đã báo cáo.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành, Sở đã quyết định tạm dừng việc cho các trung tâm liên kết dạy kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục công lập, đồng thời, rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình để tổ chức triển khai khi đầy đủ điều kiện và đảm bảo quy định.
Sở GD&ĐT Tiền Giang và Sở Tài chính đang thực hiện văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thu, quản lý, sử dụng kinh phí cho các lớp bán trú trong cơ sở giáo dục, định mức thu, chi trả tiền dạy tiếng Anh tăng cường cấp tiểu học trên địa bàn. Ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang nghiêm cấm các trường học lợi dụng danh nghĩa khoản thu tự nguyện để thu các nguồn phí ngoài quy định. Cùng đó có chỉ đạo về văn bản, ngành tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm trường hợp bị phụ huynh phản ánh xảy ra tình trạng lạm thu.
Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GD&ĐT An Giang cũng yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT các tỉnh thành tăng cường quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học.
Về vấn đề quản lý việc dạy thêm, học thêm ở các địa phương, Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 17 nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Các nước xử lý vụ học sinh bạo lực giáo viên thế nào?
Giáo dục - 5 giờ trướcViệc giáo viên bị học sinh bạo lực thể chất và tinh thần không hiếm ở các nước. Để giải quyết thực trạng này: Trung Quốc đình chỉ giáo viên; Mỹ xử lý học sinh theo quy định pháp luật; Hàn Quốc chỉnh sửa Luật Giáo dục bảo vệ quyền lợi giáo viên...

Học sinh bị thầy giáo đánh bằng ăng ten: Chỉ bị chấn thương phần mềm
Giáo dục - 8 giờ trướcNam sinh bị thầy giáo đánh bằng ăn ten được bệnh viện kết luận bị chấn thương phần mềm ở bả vai, không phải gãy xương bả vai như phỏng đoán ban đầu.

Nam sinh cấp 2 viết văn kể chuyện gia đình, chỉ vài dòng mà khiến giáo viên bật khóc: Chỉ muốn ôm em vào lòng vỗ về!
Giáo dục - 16 giờ trướcBài văn của em học sinh đã khiến rất nhiều người phải rơi nước mắt.

Học sinh lớp 8 ở TP HCM bị giáo viên đánh gãy xương bả vai
Giáo dục - 1 ngày trướcMột học sinh lớp 8, Trường THCS Hồng Bàng, quận 5 bị giáo viên đánh gãy xương bả vai.

Vụ cô giáo bị học sinh dồn vào góc tường: Nhà trường từng có đề nghị luân chuyển giáo viên đến cơ sở giáo dục khác
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo UBND tỉnh Tuyên Quang, Trường THCS Văn Phú từng đề nghị luân chuyển cô giáo Phan Thị H đến cơ sở giáo dục khác do không được học sinh, nhân dân tin tưởng, không quản lý được học sinh.

Năm 2024 - 2025 sẽ áp dụng phương thức mới trong tuyển sinh cán bộ công an nhân dân
Xã hội - 2 ngày trướcGĐXH - Theo thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, từ năm 2024 - 2025 sẽ áp dụng phương thức mới trong tuyển sinh cán bộ công an.

Thông tin mới nhất vụ cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa có văn bản gửi Công đoàn Giáo dục tất cả các tỉnh/TP về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ nhà giáo.

Loạt quốc gia bắt buộc môn tiếng Anh trong kỳ thi đại học
Giáo dục - 2 ngày trướcTheo truyền thống, kỳ thi tốt nghiệp trung học hay tuyển sinh đại học tại nhiều quốc gia, đặc biệt là khối Bắc Âu, thường bắt buộc Ngoại ngữ với sự lựa chọn phổ biến nhất là tiếng Anh, bên cạnh môn Toán và Ngữ văn.

Vụ học sinh dồn cô giáo vào góc lớp ở Tuyên Quang: Chủ tịch Huyện khẳng định sẽ làm rõ trách nhiệm của nhà trường
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Liên quan đến vụ nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc lớp xảy ra tại trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) gây bức xúc dư luận, lãnh đạo UBND huyện Sơn Dương cho biết sẽ làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là nhà trường.

Tuyên Quang: Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng sau vụ cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vừa có quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú để phục vụ công tác xác minh vụ việc.

Năm 2024 - 2025 sẽ áp dụng phương thức mới trong tuyển sinh cán bộ công an nhân dân
Xã hộiGĐXH - Theo thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, từ năm 2024 - 2025 sẽ áp dụng phương thức mới trong tuyển sinh cán bộ công an.