Thí sinh lo lắng học kế toán, ngân hàng, báo chí sẽ bị AI xoá sổ trong tương lai
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều thí sinh lo sợ ngành học yêu thích sẽ biến mất trong tương lai.
"Ngành Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng có biến mất không?", "Ngành nghề nào dễ có nguy cơ bị AI thay thế trong tương lai", "Thí sinh nên chọn ngành như thế nào trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ"... là những băn khoăn của không ít phụ huynh, thí sinh gửi đến các chuyên gia trong khuôn khổ Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2025 diễn ra sáng 16/3 tại Hà Nội.
Trả lời những câu hỏi này, ThS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học Ngoại thương khẳng định, trí tuệ nhân tạo chỉ cung cấp công cụ, không thể thay thế hoàn toàn con người ở các ngành nghề thuộc khối Kinh tế.
"AI giúp chúng ta nhập và phân tích dữ liệu, gợi ý giải pháp chứ không làm thay con người. Các cơ sở đào tạo sẽ phải rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo với những cách tiếp cận mới, nhằm trang bị cho người học tư duy cùng các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ", ThS Hà nhấn mạnh.

Thí sinh lo lắng nghành nghề yêu thích sẽ bị AI 'xoá sổ' trong tương lai. (Ảnh: N.T)
Trong lĩnh vực Báo chí - Truyền thông, trước băn khoăn AI có thể "chiếm chỗ" nhà báo hay không, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo luôn tạo ra mặt tích cực và tiêu cực.
Trí tuệ nhân tạo cung cấp công cụ, tạo ra các nhà báo robot, giúp sản xuất tin tức nhanh chóng và lan tỏa trên nền tảng rộng. Đồng thời cũng tạo ra "cơ hội" cho các đối tượng mạo danh giọng nói, hình ảnh, tung tin giả, tác động xấu đến xã hội. Đây được coi là thách thức đối với ngành Báo chí - Truyền thông.
"Tuy nhiên AI dù có phát triển đến đâu cũng sẽ không bao giờ thay thế được con người trong lĩnh vực Báo chí - Truyền thông. Bởi nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng thông tin. Chỉ có nhà báo mới tạo ra những tác phẩm báo chí có sức lay động, phục vụ cộng đồng với góc nhìn nhân văn và chân thực nhất, hướng đến những giá trị tốt đẹp cho xã hội", TS Hương nói.
Hiện, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các ngành đào tạo Báo chí - Truyền thông có những thay đổi như bổ sung nhiều học phần mới về kỹ năng sử dụng, phân tích AI bên cạnh kiến thức truyền thống, nhằm giúp người học sau khi ra trường có thể làm chủ, sử dụng AI tốt nhất cho công việc.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Phenikka nhận định, công nghệ không thay thế con người ta mà công cụ hỗ trợ rất tốt trong cuộc sống. Đặc biệt, công nghệ có thể tạo ra những ngành nghề mới, mang tính sáng tạo. Do đó thí sinh không nên quá lo lắng nhiều ngành nghề sẽ bị "xóa sổ" mà hãy bình tâm theo đuổi những gì mình yêu thích.
"Mỗi thí sinh cần xây dựng chiến lược học tập hiệu quả, giúp bản thân trang bị nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt trong những năm tháng tại đại học. Khi có đam mê và trình độ, các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm, thậm chí có khả năng "nhảy việc" ở nhiều ngành, lĩnh vực liên quan", PGS Khánh nói.

PGS Nguyễn Phú Khánh chia sẻ cùng thí sinh, phụ huynh.
Năm nay, trường Đại học Phenikaa mở thêm 8 ngành học mới, bao gồm: Luật, Luật kinh doanh, Luật quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Kiểm toán, Hệ thống cơ điện tử thông minh, Truyền thông đa phương tiện và Hộ sinh. Đặc biệt, trường chú trọng phát triển khối Kỹ thuật với các ngành mới như Cơ điện tử thông minh, cũng như các ngành thuộc Khối Khoa học sức khỏe, Điện tử Y sinh và nhiều ngành đa lĩnh vực khác.
Cùng đó, trường cũng tập trung vào lĩnh vực bán dẫn với 2 chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (Thiết kế vi mạch bán dẫn); Chip bán dẫn và Công nghệ đóng gói. Để đổi mới chương trình đào tạo, nhà trường cập nhật các chương trình mới nhất, tuyển dụng và mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia đào tạo, đồng thời trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất.
PGS Khánh cho biết thêm, Phenikaa có hệ sinh thái mở tại doanh nghiệp để phát triển lĩnh vực công nghệ bán dẫn, phát triển lõi về vi mạch, chính vì thế sẽ tạo điều kiện sinh viên có cơ hội tham gia thử nghiệm sáng tạo ngay trong những công ty, cũng như phòng lab, phòng thí nghiệm.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục - 3 giờ trướcTheo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Loạt trường Y Dược cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS
Giáo dục - 7 giờ trướcNhiều trường đại học khối ngành Y Dược thông báo cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS.

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc
Giáo dục - 23 giờ trướcThời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 1 ngày trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Giáo dục - 1 ngày trướcTrong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Trường Đại học Y Dược mở chương trình đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh dành cho học viên quốc tế
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình được thiết kế dành cho học viên quốc tế có nhu cầu học tập và dự định làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là các ứng viên đến từ Ấn Độ - nơi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đang không ngừng gia tăng.

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học
Giáo dục - 2 ngày trướcVượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'
Giáo dục - 2 ngày trướcTrường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dụcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?