Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay

Thứ năm, 08:35 22/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Trong số những thí sinh được Báo Gia đình & Xã hội tiếp sức mùa thi, có nhiều em đã chạm tay vào giấc mơ đại học. Dù đỗ hay không, các em cũng đã thắp lên ngọn lửa khát khao học tập dù ở bất kì hoàn cảnh nào.

Giấc mơ tuột khỏi tầm tay

Ngay khi biết điểm thi đại học năm nay, ngoài niềm vui của những thí sinh trúng tuyển với số điểm khá cao, chúng tôi cũng nhận được tin buồn từ nhiều thí sinh được “tiếp sức” đã không đủ điểm đỗ vào đại học. Đấy là cuộc điện thoại buồn từ Hưng Yên: “Cô ơi, cháu không đỗ đại học rồi”. Giọng nói nghẹn ngào cất lên và chợt rơi vào im lặng. Đó là thí sinh Tuấn Anh (ở Khoái Châu, Hưng Yên). Gia cảnh nhà Tuấn Anh rất khó khăn, bố mẹ đều làm nông, phụ hồ, quanh năm đầu tắt mặt tối. Kỳ thi năm nay, em đã không đỗ vào ĐH Văn Hóa. Mẹ em, chị Nguyễn Thị Lan đã không đồng ý cho con trai học cao đẳng để ở nhà đi làm giúp gia đình.
 
Một trường hợp đặc biệt khác trong chương trình tiếp sức mùa thi là em Võ Văn Nhật, thí sinh khiếm thị ở Đà Nẵng. Nhật đã từ chối quyền chuyển thẳng để tự thi đại học. Kỳ thi này, em được 19 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn vào ngành năm nay là 19,5. Nhật cho biết, em sẽ đăng kí vào nguyện vọng 2 vào một ngành nào đó có điểm chuẩn thấp hơn.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 1
Võ Văn Nhật và mẹ trong ngày làm thủ tục thi (Ảnh: Đức Hoàng)

Cũng qua Giadinh.net.vn, nhiều người ngưỡng mộ tấm gương của cô bé xương thủy tinh không chịu khuất phục số phận. Bà Trần Thị Liên, mẹ Thảo “xương thủy tinh cho biết, gia đình bà có 3 người con. Cả 3 đều mắc bệnh xương thủy tinh do di truyền từ bà. Trong đó, Thảo là con đầu và là người cứng cỏi nhất, 2 người con sau đều không thể tự đi lại được. Với điểm số không vượt qua “sàn”, em đành gác giấc mơ đại học.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 2
Phan Thị Kim Vân được bố cõng đến trường thi (Ảnh: Đức Hoàng)

Ngoài ra, em Phan Thị Kim Vân trong bài: “Cô gái có gương mặt xinh xắn bị nhiễm chất độc da cam được cha cõng tới trường thi”, thí sinh bị nhiễm chất độc da cam từ nhỏ nhưng đã được cha là ông Phan Châu Nguyên cõng đi thi cũng không đủ điểm vào vào ngành Luật, Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) như mong muốn. Không đủ điểm thực hiện ước mơ là bác sĩ hoặc kĩ sư nông nghiệp, em Trần Thị Mỹ, thí sinh đến từ trường THPT Chi Lăng (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đang chờ đăng kí nguyện vọng 2 vào ngành nào đó có điểm chuẩn thấp hơn.

 

Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 3
Đại diện nhóm từ thiện Minh Tuệ trao quà cho em Lành tại tòa soạn báo GĐ&XH (Ảnh: Hoài Nam)

Trước đó, trao quà cho thí sinh Nguyễn Thị Lành (Hương Sơn, Hà Tĩnh), trong chương trình “Tiếp sức mùa thi”, đại diện nhóm từ thiện Minh Tuệ (Hà Nội) đã động viên em không được bỏ cuộc. Nếu em đỗ vào bất cứ đại học nào, các chị sẽ tư vấn để em đăng ký vào các chương trình từ thiện cấp học bổng cho em ăn học trong 4 năm ngồi trên ghế giảng đường. Tuy nhiên, với 22 điểm, em không đủ để vào Học viện An ninh như mong muốn. Em cho biết, điểm thi của mình có thể xét tuyển vào nguyện vọng 2 một ngành nào đó. Tuy nhiên, với lòng quyết tâm cao độ, em muốn thi lại trong năm sau để vào Học viện An ninh. Lành là cô bé đoạt nhiều giải Sử cấp tỉnh. Bố mẹ em đều tàn tật nhưng đã vay mượn tiền từ họ hàng để con đi thi.

Bán bò đi học

Đặc biệt, đại diện của nhóm từ thiện Minh Tuệ còn bày tỏ lòng cảm phục đối với thí sinh bại liệt Nguyễn Văn Vọng, được Đại học Vinh nhận đặc cách làm tân sinh viên ngay sau ngày thi đầu tiên và đề nghị Báo chuyển tiếp tới em 2 triệu đồng nữa. Số tiền này sẽ được Báo GĐ&XH trao cho em Vọng ngay sau khi em nhập học tại trường. Đặc biệt, PGS. TS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng ĐH Vinh một lần nữa khiến nhiều người cảm động khi thông báo cho Giadinh.net.vn biết, nhà trường sẽ miễn phí toàn bộ học phí cho em Vọng trong suốt 4 năm học.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 4
Hiệu trưởng ĐH Vinh cho biết, sẽ miễn phí tiền học cho em Nguyễn Văn Vọng trong suốt 4 năm đại học (Ảnh: Hồ Hà)

Đến bây giờ, chúng tôi không thể quên câu chuyện xúc động khi lãnh đạo Báo GĐ&XH cùng Giám đốc Cty cổ phần dược quốc tế Mỹ Đức (đơn vị tài trợ) đến tận trường thi để trao 3 triệu đồng cho em Lưu Huệ Thương (Phú Xuyên, Hà Nội). Không bố, mẹ bỏ đi khi còn đỏ hỏn, Lưu Huệ Thương (Phú Xuyên, Hà Nội) phải sống với ông bà ngoại. Cả 3 năm phổ thông, Thương đều là học sinh giỏi, được nhận học bổng của chương trình “Chung một ước mơ” từ TP Hồ Chí Minh.  Bà Nguyễn Thanh Hồng không chỉ tặng tiền để cô bé trang trải chi phí cho kỳ thi, mà còn tặng cả thuốc bổ để giúp cháu và ông bà ngoại bồi bổ cơ thể. Với số điểm 26,5, Thương thừa 2,5 điểm để vào khoa Hóa, ĐH Sư phạm I Hà Nội.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 5
Giám đốc Cty cổ phần dược quốc tế Mỹ Đức (đơn vị tài trợ) đến tận trường thi để trao 3 triệu đồng và thăm hỏi gia cảnh của em Lưu Huệ Thương (Ảnh: Võ Thu)
 
Cặp song sinh Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Anh Quyết  (ở xóm 2, xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cũng có số điểm cao trong kỳ thi qua. Thắng đã chính thức đỗ vào ĐHBK Hà Nội. Còn em Quyết được 26,5 điểm, số điểm rất cao nhưng điểm chuẩn của trường thuộc dạng top đầu nên em thiếu nửa điểm để vào Học viện Quân y. Em cho biết, mình sẽ đăng kí nguyện vọng 2 vào Ngành điện tử Truyền thông (Học viện Bưu chính viễn thông với điểm chuẩn NV2 từ 23 điểm), hoặc vào Ngành Kỹ thuật xây dựng (ĐH Xây dựng, điểm chuẩn từ 21 điểm trở lên). Mẹ hai em cho biết, gia đình còn tài sản là con bò và một con bê nên sẽ bán để lấy tiền cho các con theo học. Trước đó, để có tiền đi thi, gia đình đã bán 3 tạ lạc và nắm cơm cho hai em đi đường với mong muốn 2 con đỗ vào hai trường ĐH danh tiếng ở Hà Nội.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 6
Cặp song sinh Quyết- Thắng giúp gia đình làm đồng (Ảnh: Tư liệu)

Cô bé Ngô Huyền Linh (ở Bạch Thông, Bắc Kan) vừa cho biết, em thừa điểm đỗ vào Khoa Sử- ĐHSP Thái Nguyên. Tuy nhiên, em đang không muốn học khối C với ngành sư phạm vì đầu ra khó. Có thể em sẽ đăng kí học dự bị miễn phí một năm ở Trường ĐH dân tộc dự bị Trung ương (Phú Thọ) để vào khối A, ngành Kinh tế. Tu nhiên, đây cũng chỉ là dự kiến vì em đang muốn đi học ngay để có tiền giúp đỡ gia đình. Linh người dân tộc Tày, gia đình làm ruộng. Em từng là học sinh giỏi trong 12 năm liền, đã dành được nhiều giải thưởng từ các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, trong đó có giải nhì môn Sử trong năm học 2012.
 
Thí sinh nghèo và giấc mơ đại học: Người chạm vào, người tuột khỏi tầm tay 7
Đại diện văn phòng Báo GĐ&XH phía Nam trao quà tiếp sức mùa thi cho Ly Sa (Ảnh: Quốc Định)

Cũng là người dân tộc, thí sinh Danh Thị Ly Sa (dân tộc Khmer, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) đã đỗ vào Khoa Báo chí truyền thông (ĐHKHXH&NV TP Hồ Chí Minh) với số điểm vượt trội. Trong kỳ thi vừa qua, em phải mang cả nồi niêu, xoong chảo lên TP Hồ Chí Minh để tự nấu ăn, có đủ chi phí để thi đại học. Em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Giồng Riềng. Bố em đang vật lộn với căn bệnh viêm phế quản mãn tính. Thế nhưng em nổi tiếng trong bom sóc vì học lực khá.

 Hạnh Nguyên

myha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top