Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết

Thứ ba, 14:47 20/10/2020 | Y tế

GiadinhNet - Giữ điện thoại ở cổ và vai có thể là nguyên nhân của bệnh lý khiến bạn đau vùng má hoặc thái dương, lan xuống cổ, khó há miệng... nhiều người mắc mà không hề biết.

Theo ThS Nguyễn Mạnh Thành, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là loại bệnh rất thường gặp, theo một số nghiên cứu khoảng 15 - 20% dân số có các triệu chứng của TMD. 

Mắc bệnh, người bệnh có thể đau vùng má hoặc thái dương, đau có thể lan xuống vùng cổ, đau tăng khi ngủ dậy hoặc khi nhai; Tiếng kêu "click" khi há ngậm miệng; Khó há miệng; Ù tai. Đôi khi, bệnh nhân có thể đau đầu.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên một số yếu tố chính có thể gây nên bệnh như thói quen cắn chặt hai hàm răng với nhau. Thói quen này thường gặp với những người tập trung hoặc lo lắng quá mức. Nghiến răng vào ban đêm khi ngủ hoặc thậm chí vào ban ngày cũng có thể là nguyên nhân.

Ngoài ra, có thể do các khớp và cơ bị căng do thói quen cắn bút, cắn móng tay hoặc giữ điện thoại giữa cổ và vai. Các cơ hoạt động quá mức do ăn đồ dai hoặc nhai kẹo cao su.

Theo BS Thành, TMD là một bệnh lý thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể tự khỏi và rất dễ tái phát. Các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc trầm cảm.

Có nhiều phương pháp đơn giản có thể sử dụng để điều trị TMD, tuy nhiên không có phương pháp nào chắc chắn hiệu quả cho tất cả bệnh nhân.

Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% bệnh nhân có thể cải thiện được triệu chứng của mình bằng cách thay đổi thói quen, tập các bài tập và đeo máng. Ngoài ra, một số các phương pháp khác có thể được sử dụng như vật lý trị liệu, thuốc, bơm rửa khớp. Rất hiếm các trường hợp phải phẫu thuật. 

Trong quá trình điều trị, người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất, nếu bệnh nhân không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm.

Bác sĩ khuyên không cắn chặt hai hàm răng vào nhau. Vị trí tốt nhất của hàm dưới là các răng hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại, điều này giúp cho khớp thái dương hàm và các cơ có thời gian để nghỉ ngơi và liền thương. Các răng chỉ nên chạm nhau khi nhai, nuốt và nói.

Bệnh nhân cần tránh 4 điều: Há miệng quá to; Thói quen cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su; Các tư thế mà gây căng cơ ở cổ và vai như nằm sấp và tránh uống cà phê, hút thuốc.

Bệnh nhân nên ăn mềm, tránh các đồ ăn dai, cứng. Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen được sử dụng trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị đau nhiều.

Nếu các triệu chứng không giảm khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.

Điều quan trọng khác, cần cố gắng giảm stress, nên nghỉ ngơi, dành ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày để thư giãn.

Các bài tập dành cho bệnh nhân TMD

- Thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và nhẹ nhàng, thả lỏng các cơ càng nhiều càng tốt.

- Nếu hiệu quả, nên thực hiện đều đặn hàng ngày.

- Hầu hết bệnh nhân đều giảm triệu chứng khi thực hiện các bài tập này, nhưng nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu hơn, hãy dừng tập.

- Bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn các bài tập khác tuỳ theo tình trạng cụ thể.

Bài tập số 1

Bài tập này được thiết kế để giúp bạn biết cách mở miệng đúng cách. Bạn nên thực hiện trước một cái gương, sau khi chải răng vào buổi sáng và tối. Nhìn vào gương, bạn sẽ kiểm tra được hàm dưới của mình di chuyển theo một đường thẳng khi há và ngậm miệng.

Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết - Ảnh 3.

Đứng trước gương, đặt ngón tay của bạn phía trước ống tai ngoài;

Cong lưỡi lên phía trên để chạm vào vòm miệng;

Giữ lưỡi ở vị trí này, mở miệng một cách từ từ và nhẹ nhàng;

Lưu ý rằng hàm của bạn di chuyển theo một đường thẳng, tránh lệch sang một bên;

Lặp lại các động tác 5 lần. Thực hiện mỗi sáng/chiều.

Bài tập số 2

Bài tập này giúp hỗ trợ các cơ nhai. Bạn có thể thực hiện khi bạn đang nghỉ ngơi, thời điểm thích hợp là lúc xem tivi vào buổi tối.

Thói quen nghe điện thoại này có thể khiến bạn mắc loại bệnh nhiều người mắc mà không biết - Ảnh 4.

Vị trí bắt đầu: Bắt đầu tại vị trí nghỉ của hàm dưới, khi các răng của hai hàm tách nhẹ khỏi nhau.

Mô tả bài tập: Khi bạn mở miệng, dùng tay của bạn để giữ hàm một cách nhẹ nhàng. Giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.

Lặp lại động tác 5 lần mỗi ngày.

T.Nguyên (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top