Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được

Chủ nhật, 15:23 18/09/2022 | Bệnh thường gặp

Nhón gót là động tác vô cùng đơn giản, không chỉ phù hợp cho người cao tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.

Muốn khỏe mạnh hơn, bạn nên nuôi dưỡng từ đôi chân của mình. Giáo sư Trần Thục Trưởng (Chủ nhiệm khoa Trung y Bệnh viện Đông Phương) từng nói: "Bàn chân xa tim nhất, lượng máu từ tim cung cấp đến bàn chân rất ít, lớp mỡ dưới bề mặt bàn chân mỏng, khả năng giữ nhiệt tương đối kém. Vậy nên càng cần nuôi dưỡng đôi chân, nếu không sẽ sinh đủ bệnh, từ đau dạ dày, đau bụng, đau thắt lưng..."

Y học Trung Quốc quan niệm bàn chân là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí, họ còn ví đôi chân là "bộ não thứ hai" của con người.

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 1.

Một trong những động tác sống thọ được Y học Trung Quốc lưu truyền đến ngày nay đó là thói quen nhón gót chân.

Theo lý luận của Y học cổ truyền Trung Quốc, từ ngón chân, gót chân đến cẳng chân và đùi trong đều là kinh mạch lá lách, gan và thận, được gọi là ba kinh mạch âm của bàn chân. Khi thực hiện nhón gót chân thường xuyên có thể kích thích ba kinh mạch này, làm cho khí và huyết lưu thông, từ đó làm ấm các cơ quan nội tạng.

Nhón gót đã được sử dụng từ rất lâu đời trong thời cổ đại. Nó là một trong những động tác phổ biến trong bài bài tập Bát Đoạn Cầm - đây là bài khí công nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Có tác dụng khỏe xương cốt, kinh mạch, điều hòa nội tạng.

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 2.

Nhón gót là động tác vô cùng đơn giản, không chỉ phù hợp cho người cao tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.

Những lợi ích khi chúng ta thực hiện nhón gót chân mỗi ngày

- Nhón gót hay kiễng chân, sẽ thúc đẩy cơ bắp chân khỏe mạnh, từ đó cải thiện tình trạng lưu thông máu. Cho phép máu cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

- Bài tập kiễng chân còn có thể vận động chân tay và trí óc, loại bỏ các vấn đề về trí não do tập trung lâu ngày.

- Kiễng chân mỗi ngày giúp chống suy giãn tĩnh mạch, tăng cường sự vững chắc của khớp cổ chân.

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 3.

- Kiễng chân cũng có thể tránh chấn thương đầu gối, là phương pháp tập luyện tốt cho nhiều người cao tuổi có khớp gối hoạt động kém.

- Người bị thận khí yếu thường có các triệu chứng như ớn lạnh, gót chân đau, chi dưới phù nề. Để cải thiện tình trạng của thận, bạn nên thực hiện kiễng chân mỗi ngày vì động tác này giúp kích thích hệ thống kinh mạch của thận.

- Cơ thể suy nhược là do dương khí không đủ để nuôi dưỡng não, dẫn đến khí và huyết trong não kém lưu thông. Việc kiễng chân có thể kích thích đồng thời kinh mạch bàng quang và ba kinh mạch âm của bàn chân, giúp chống suy nhược và nuôi dưỡng nội tạng tốt.

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 4.

Một số lưu ý khi thực hiện bài tập kiễng chân

1. Cách kiễng chân

- Giữ cơ thể thẳng đứng, hai chân chụm vào nhau và hai tay đặt ngang hông;

- Sau đó từ từ kiễng chân lên, dùng ngón chân bám chắc mặt đất rồi từ từ nâng cơ thể lên;

- Cuối cùng, thực hiện động tác rơi tự do, để gót chân chạm đất, tạo ra một rung động nhẹ. Thực hiện liên tiếp động tác này.

Bạn có thể thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng và tối, thời gian kiễng chân nên ở mức 2-3 giây, mỗi lần từ 1-5 phút.

Ngoài kiễng chân khi đứng, bạn cũng có thể thực hiện kiễng chân trong khi đi bộ (mỗi lần thực hiện 30-50 bước, nghỉ ngơi và lặp theo vài lần tùy theo thể trạng). Kiễng chân khi ngồi, lặp lại từ 30-50 lần. Kiễng chân trong khi nằm, mỗi lần 20 đến 30 lần, ngày 2 đến 4 lần.

Thói quen sống thọ mà Y học Trung Quốc đề cao suốt 800 năm qua, đơn giản ai cũng làm được - Ảnh 5.

2. Thận trọng khi người trung niên và người cao tuổi kiễng chân

- Kiễng chân đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể. Do đó người trung niên, cao tuổi bị cao huyết áp, loãng xương không nên thử đi kiễng chân để tránh gặp các vấn đề sức khỏe.

- Việc nhón gót nên thực hiện từng bước một, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ dẫn đến đau gót chân. Nếu nó gây đau, bạn đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi vài ngày, ngâm chân bằng nước ấm. Như vậy bạn sẽ sớm khỏe lại.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khớp cổ tay có tiếng kêu lục cục, lạo xạo kèm theo đau nhức… thận trọng với thoái hóa khớp

Khớp cổ tay có tiếng kêu lục cục, lạo xạo kèm theo đau nhức… thận trọng với thoái hóa khớp

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thoái hoá khớp cổ tay là tổn thương xương khớp xảy ra ở cổ tay, nhất là ở vùng sụn khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn, thoái hoá, thiểu dưỡng chất dẫn tới sưng, đau, ảnh hưởng đến tầm vận động khớp, nguy cơ gãy xương.

6 thói quen đang làm hỏng thận của bạn, phần lớn mọi người đang mắc phải hàng ngày

6 thói quen đang làm hỏng thận của bạn, phần lớn mọi người đang mắc phải hàng ngày

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Nhiều người có thói quen sinh hoạt không tốt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc trầm cảm theo mùa

Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc trầm cảm theo mùa

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Hàng triệu người trưởng thành có thể mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (trầm cảm theo mùa), mặc dù nhiều người có thể không biết mình mắc bệnh.

5 động tác yoga làm thông khí, giảm khó thở do viêm xoang

5 động tác yoga làm thông khí, giảm khó thở do viêm xoang

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc hay thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập yoga để hỗ trợ đẩy lùi các biểu hiện khó chịu do bệnh.

Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát

Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi những cơn đau khớp dữ dội, sưng tấy. Vậy phải làm sao để bệnh giảm nhanh chóng và ít tái phát?

Mát xa xoang vùng mặt giảm ngạt mũi, khó thở do viêm xoang

Mát xa xoang vùng mặt giảm ngạt mũi, khó thở do viêm xoang

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Viêm xoang gây tình trạng các xoang bị tắc, nghẽn có thể gây khó thở, mệt mỏi. Để giảm nhanh triệu chứng này, bạn có thể mát xa nhẹ nhàng các xoang trên khuôn mặt.

Đầu gối có biểu hiện này khi đi bộ, có 4 bệnh cần khám ngay

Đầu gối có biểu hiện này khi đi bộ, có 4 bệnh cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 2 tuần trước

GĐXH - Nhiều người khi đi bộ thì đầu gối đột nhiên yếu đi, có chuyện gì vậy? Có 4 bệnh bạn cần đi khám ngay, đừng chủ quan.

5 rủi ro người bị loãng xương nhất định phải phòng ngừa khi tập thể dục!

5 rủi ro người bị loãng xương nhất định phải phòng ngừa khi tập thể dục!

Bệnh thường gặp - 3 tuần trước

GĐXH - Người bị loãng xương dễ bị chấn thương hơn những người khác, rủi ro của chính bạn là khi tập thể dục.

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần phải khám ngay

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần phải khám ngay

Bệnh thường gặp - 3 tuần trước

Ung thư dạ dày rất phổ biến hay gặp ở người trên 50 tuổi. Mặc dù y học tiến bộ nhưng nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật hoặc còn khả năng phẫu thuật nhưng lại tái phát trong vòng 5 năm.

Bệnh thuỷ đậu ở người lớn: Bác sĩ lưu ý những biến chứng viêm phổi, viêm não

Bệnh thuỷ đậu ở người lớn: Bác sĩ lưu ý những biến chứng viêm phổi, viêm não

Bệnh thường gặp - 3 tuần trước

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để thủy đậu phát triển và lây lan, bệnh gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não.

Top