Thôn 6 năm liền không có người sinh con thứ 3
GiadinhNet - Chính vì sinh ít con cho nên đời sống vật chất và tinh thần người dân trong thôn ngày được nâng cao.
Điều đáng trân trọng và biểu dương là trong 6 năm liền (từ năm 2006) không có trường hợp nào sinh con thứ ba trở lên. Chính vì sinh ít con cho nên đời sống vật chất và tinh thần người dân trong thôn ngày được nâng cao, nhiều cặp vợ chồng có điều kiện chăm lo cho con cái và có thời gian phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thôn Tà Bi, nằm cách trung tâm xã trên 6 km, bị chia cắt hoàn toàn bởi con sông Re, hiện có 147 hộ với 632 nhân khẩu, tập trung chủ yếu là người dân tộc Hre (chiếm 85%) sống rải rác theo các sườn đồi. Trước đây, do nhận thức của người dân rất thấp, còn nhiều quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu "thích sinh nhiều con để vui nhà vui cửa, hay phải có trai có gái", làm cho việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác DS - KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng đẻ dày, đẻ đông, tảo hôn, hứa hôn, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ đến trường không đúng độ tuổi, bỏ học. Số hộ nghèo trong thôn chiếm tỷ lệ cao.
Đứng trước thực tế đó, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 47 (năm 2005) Chi bộ, Ban thôn Tà Bi chủ trương: đẩy mạnh công tác vận động thực hiện KHHGĐ coi đây là giải pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh, nâng cao chất lượng dân số góp phần bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ.
Từ đó, các ban, ngành, đoàn thể đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giải thích để mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng (CVC) tự nguyện thực hiện các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại như đình sản, đặt vòng, uống thuốc tránh thai...kéo dài khoảng cách sinh con từ 3 - 5 năm, không để trẻ em suy dinh dưỡng, 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường đầy đủ; Ban thôn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về pháp lệnh dân số, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước...về công tác DS - KHHGĐ thông qua các buổi họp thôn, khu dân cư.
Đối với chuyên trách và cộng tác viên dân số đã cùng với các cấp hội đều đặn trực tiếp đến từng nhà nói chuyện với các người già, người chồng để họ từ bỏ các quan niệm lạc hậu. Với trường hợp các CVC sinh con một bề, cộng tác viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ở bất kỳ nơi nào kể cả ngoài đồng, nương rẫy, ngày hay đêm để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, vận động dừng lại ở hai con để có điều kiện chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế gia đình.
Vào những ngày cao điểm của chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (gọi tắc là Chiến dịch), hay các đợt tiêm chuẩn mở rộng, cộng tác viên dân số đều thông báo đầy đủ đến từng hộ gia đình để chị em biết được lịch khám phụ khoa và tư vấn về sức khỏe sinh sản, cách chăm sóc thai ngắn, chăm sóc trẻ sơ sinh, cách phòng tránh các bệnh ở trẻ, do đó được nhiều chị em rất tin tưởng và từ bỏ hẳn ý định sinh con đông. Hơn nữa đến với Chiến dịch các chị còn có dịp tháo gỡ, trao đổi những thắc mắc về giới tính, sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn, cách phòng tránh thai, tác dụng và cách sử dụng từng BPTT.
Hình ảnh chi em phụ nữ đến tham gia chiến dịch SKSS/KHHGĐ. |
Ngoài ra, để làm gương cho mọi người dân trong thôn noi theo cán bộ, đảng viên, cán bộ các hội, đoàn thể, cộng tác viên dân số đều vận động gia đình thực hiện tốt đời sống văn hóa mới, chính sách DS - KHHGĐ, nuôi dạy con tốt, tích cực tham gia công tác xã hội, đi đầu trong các phong trào và chấp hành nghiêm các nội quy hương ước, quy ước của thôn.
Nhờ những cách làm linh hoạt và hiệu quả như vậy, người dân trong thôn Tà Bi hôm nay đã hiểu rất rõ về tác hại của việc sinh đông con là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và lạc hậu. Mỗi CVC trong thôn giờ đây sau khi cưới nhau đã tự giác thực hiện các BPTT hiện đại. Hiện tại, số CVC trong thôn đã áp dụng các BPTT hiện đại đạt 90%, trong đó các BPTT bền vững chiếm tỷ lệ cao: đình sản 35%, đặt vòng 42%.
Chị Đinh Thị Vê - cộng tác viên dân số thôn Tà Bi cho biết: tuyên truyền công tác dân số bây giờ không cần nói đến việc thực hiện KHHGĐ, sinh con ít như trước nữa, mà chỉ chia sẽ những bí quyết, kinh nghiệm làm giàu, giữ gìn hạnh phúc gia đình, cách chăm sóc nuôi dạy con cái. Đồng thời vận động các gia đình tham gia tích cực các hoạt động xã hội như văn nghệ, thể thao để xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.
Gia đình anh Đinh Hà Vân là một điển hình, anh đã tự nguyện thực hiện KHHGĐ cách đây 18 năm, tâm sự: nhờ có các anh, chị làm dân số khuyên nhũ, phân tích tác hại của việc sinh đông con, mà giờ đây gia đình tôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện tại anh có hàng chục héc ta keo, thu nhập bình quân mỗi năm khoảng trên 50 triệu đồng. Kinh tế khá giả, vợ chồng anh rất tích cực tham gia các phong trào trong thôn.
Khi có những cuộc họp ở thôn, khu dân cư gia đình anh luôn được nêu ra trước cuộc họp là tấm gương cho mọi người noi theo trong thực hiện KHHGĐ và phát triển kinh tế. Còn anh Đinh Văn Năng và chị Đinh Thị Hiếu mới vừa kết hôn, nhưng đã xác định "Dù trai hay gái chỉ hai là đủ". Sau khi hoàn thành "kế hoạch" anh chị tập trung đầu tư phát triển kinh tế gia đình để có điều kiện chăm lo cho con cái sau này được tốt hơn.
Chứng kiến những đổi thay hàng ngày của thôn, ông Nguyễn Ích Long - Bí thư Đảng ủy xã vui vẽ cho biết: Nhiều năm nay, Chi bộ và Ban thôn Tà Bi luôn quan tâm, vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
Nhiều năm qua Thôn được Đảng ủy, chính quyền xã Sơn Thủy tuyên dương trong việc đảm bảo trật tự - an ninh, đi đầu trong các phong trào, và có thành tích trong việc phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ít con, ấm no, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc. Coi đây là một yếu tố quan trọng cần được phát huy, nhân rộng cho các thôn còn lại để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?