Thú chơi cây thủy sinh đắt đỏ ở Hà Nội: “Đổ" cả chiếc ô tô vào bể cá là chuyện thường
Bucep là một trong những dòng cây thủy sinh được phát hiện ở Indonesia, hiện tại đang được trồng nhiều ở Việt Nam và bán với giá hàng triệu đồng một ngọn tuỳ vào độ đẹp.
Bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi vẻ đẹp của dòng cây thủy sinh Bucep trong một lần vô tình nhìn thấy trên mạng, anh Hà Triển (TP. Hà Nội) đã chi 500.000 đồng để nhập môn vào thú chơi này. Đến nay, đã hơn 6 năm, trải qua nhiều lần đầu tư anh Triển đã có một "trang trại" Bucep với quy mô lên tới hàng tỷ đồng.
Bucep là một trong những dòng cây thủy sinh được phát hiện ở những con suối ít người đặt chân tới tại Indonesia, được khai thác và cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước. Loài cây này có lá dài, dẹt và trong tự nhiên có màu xanh không quá nổi bật. Tuy nhiên vẻ đẹp khiến những người chơi thủy sinh phải mê mẩn chính là khi chúng được nuôi nhân tạo có dinh dưỡng và nhiều điều kiện khác đủ tốt, Bucept sẽ phát triển vô cùng đẹp.

Căn phòng trồng Bucep của anh Triển
Để có một cây giá trị cao luôn mang nhiều tiêu chí như trên thân cây phải sạch không bị rêu hại bám vào, cây có màu đỏ, tím hoặc xanh với cường độ màu cao, lá bóng mượt. Những cây đạt đến thang điểm 10 phải có độ bóng cao, màu đậm và đặc biệt những chấm trắng trên lá như những hạt kim sa, chính vì lẽ đó loài cây này được giới chơi thủy sinh trên thế giới phải mê mẩn.
Đã có kinh nghiệm nhiều năm trong thú chơi Bucep, chạm tay vào hàng trăm dòng có giá trị anh Triển thừa nhận đến giờ vẫn mang một cảm giác háo hức, vui mừng khi nhìn thấy những cây Bucep có màu sắc mới mẻ, đặc biệt.
Bucep khá đa dạng về chủng loại và nguồn gốc, được nhập qua đường hàng không từ Indonesia, Trung Quốc về Việt Nam. Người mới có thể bắt đầu từ dòng Pandora, Mini có giá trị vài trăm nghìn cho 1 ngọn, sau này khi đã có đủ tự tin, kinh tế có thể tiếp cận một số dòng cao cấp như Bucep Huyền Vũ, Black Angel, Violet… giá từ 1 triệu cho đến vài triệu cho 1 ngọn tùy vào độ đẹp.




Vẻ đẹp của những loại Bucep. Vẻ đẹp quyết định đến giá trị của loài cây cảnh này
Nổi tiếng 1 thời còn có dòng Bucept Bóng Ma còn được quý như vàng khi lá cây có sự pha trộn màu sắc ma mị như tím đỏ, xanh tím, xanh đen... trên chiếc lá còn có những hạt chấm trắng giống như dải thiên hà. Khi được thả xuống môi trường nước, sự kết hợp của màu sắc và ánh sáng tạo nên sự thoắt ẩn thoắt hiện kỳ bí, vì thế nó có tên gọi là "bóng ma".

Bucep bóng ma có giá hàng triệu đồng mỗi ngọn
Bước vào trong thế giới Bucep mà anh Triển đang sở hữu sẽ khiến những người chơi thủy sinh phải xuýt xoa với số lượng cây nhiều, mang một vẻ đẹp khó có thể cưỡng lại được, anh chia sẻ để chơi Bucep thì rất dễ, nhưng để giữ được vẻ đẹp đó một cách lâu dài thì lại phải là người hiểu về thủy sinh, kiên nhẫn và có kinh tế.

Những chiếc bể kính trồng Bucep của anh Triển
Để chơi và kinh doanh Bucep anh Triển cũng phải đầu tư vài chục chiếc bể kính. Trung bình mỗi chiếc bể cũng có giá đến 40 triệu đồng, chi phí đó bao gồm bể, thiết bị lọc nước, bình CO2 và đèn. Cây giống nhập trực tiếp từ người bán thu hoạch tự nhiên chỉ khoảng 15-20 triệu, sau đó mình sẽ nuôi cho đẹp lên.
Nếu bể toàn Bucep cao cấp giá trị có thể đắt gấp 10 lần lên tới 200 triệu đồng. Không những thế để toàn bộ cửa hàng đảm bảo nhiệt độ phát triển của cây, điều hòa luôn hoạt động liên tục mỗi tháng cũng tiêu tốn gần chục triệu đồng.

Có những bể Bucep có giá hàng trăm triệu đồng đang được anh Triển sở hữu
Anh giải thích: "Để chơi Bucep cơ bản thì ai cũng có thể chơi được, chúng có thể chơi với nhiều loài cây khác trong 1 chiếc bể thủy sinh. Nhưng để cây đẹp và bền phải tuân thủ rất nghiêm ngặt nhiều điều kiện, nhiệt độ luôn giao động từ 20-26 độ C, dinh dưỡng trong bể phải được cung cấp đầy đủ cho cây phát triển như chất sắt, cali, nitơ… lượng chất này không được quá ít nếu không sẽ khiến cây chậm phát triển, nhưng thừa rất dễ khiến cây bị chết.
Đèn thủy sinh cũng có độ quang phổ phù hợp để hỗ trợ cây lên màu, độ cứng của nước và độ ph cũng cần lưu tâm. Chính vì điều kiện chơi đặc biệt hơn nhiều so với các loại cây thủy sinh thông thường, cũng như việc chăm sóc cây đẹp phải mất hàng năm, chi phí mua cây cũng không phải là rẻ nên đã có những người nản, phải bỏ ngang. Nhưng cũng có những người chơi không tiếc chi ra vài chục triệu cho mỗi lần mua cây. Một số bể Bucep của người chơi có giá trị bằng cả một chiếc xe".

Để có cây Bucep đẹp và bền phải tuân thủ rất nghiêm ngặt
Anh Triển còn nhớ ít năm về trước Bucep có những thời kỳ dòng cao cấp vừa nhập về trong đêm, có những bụi bucep giá tới 30 triệu đồng, nhưng vẫn có người chơi đến ngay để lấy, ai chậm phải đợi rất lâu mới có những loại tương tự về hàng.
Đến nay việc chơi Bucep phát triển hơn cùng với đó số lượng hàng cao cấp cũng dễ dàng tìm kiếm, nhưng người chơi Bucep hiện nay lại có xu hướng thích tìm những dòng chơi từ khi nó còn là cây tự nhiên rồi sau một thời gian sẽ biến đổi thành những màu sắc hiếm gặp.

Chính vì thế những người chơi có thể dễ dàng bán được những cây Bucep có giá trị cao gấp nhiều lần khi mua vào nếu họ chăm sóc kỹ và lên lá đẹp.
Dưới đây là một số hình ảnh khác về loại cây này:







Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcThú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.

Chủ quán cơm văn phòng chật vật tồn tại vì 'khách giảm ăn ngoài'
Xu hướng - 4 ngày trướcKhi dân văn phòng thắt chặt chi tiêu, chủ các quán cơm đang đau đầu tìm cách giữ chân khách hàng.

Chợ Việt ‘ngập’ hoa quả Trung Quốc, 6 tháng chi hơn 400 triệu USD nhập về bán
Xu hướng - 5 ngày trướcTrong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đã đạt hơn 400 triệu USD. Hàng loạt trái cây Trung Quốc được bày bán ngập tràn chợ Việt.

'Phá thế độc quyền' vàng miếng: Doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sắp được sản xuất, giao dịch vàng?
Xu hướng - 5 ngày trướcGĐXH - Các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, hiệp hội (gọi chung: các đơn vị) đã có những góp ý sửa đổi dự thảo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đề xuất giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết 2026: 'Túi tiền' người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế được lợi thế nào?
Xu hướng - 6 ngày trướcGĐXH - Theo Bộ Tài chính, điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không chỉ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước, chỉ số CPI, kiềm chế lạm phát, mà còn góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng dầu và giảm các chi phí gián tiếp đến tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa khác.

Đề xuất tiếp tục giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026. Với mức giảm đang áp dụng 50%, mức thuế sau giảm đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?
Xu hướng - 1 tuần trướcGiá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ
Xu hướng - 1 tuần trướcNăm nay, 'kho vàng đen' của Việt Nam có sản lượng lên tới hơn 274.000 tấn. Nhiều quốc gia đang mạnh tay gom mua với giá cao, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 1 tuần trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 2 tuần trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướngGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.