Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?
Nhờ biết hạ mức sống phù hợp với thu nhập, cặp đôi này vẫn còn dư tiền tiết kiệm hàng tháng dù đang phải trả góp mua nhà.
Trả góp mua nhà 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn còn dư tiền tiết kiệm: Bí quyết là gì?
Ngọc Anh (26 tuổi) và chồng đang sinh sống tại TP. Hạ Long, với tổng thu nhập của gia đình là 40 triệu đồng/tháng. Hiện, mỗi tháng cặp đôi đang trả góp nợ mua nhà 20 triệu đồng, gồm trả nợ ngân hàng và một phần lãi nhỏ để trả nợ người thân.
“Công thức tài chính của vợ chồng mình tương đối đơn giản. Đó là Tiết kiệm bằng Thu nhập trừ đi Chi tiêu, Trả nợ mua nhà. Thu nhập và Trả nợ mua nhà là khoản tiền cố định, do đó để tăng quỹ Tiết kiệm thì chúng mình cần hạn chế Chi tiêu. Hàng tháng, chúng mình có thể để riêng 3-5 triệu đồng tiết kiệm, tùy thuộc vào chi tiêu của tháng đó. Nhưng nói chung, mình luôn cố gắng có một khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và dùng lúc cần tiền gấp", Ngọc Anh chia sẻ.
Hàng tháng, trung bình vợ chồng cô dành 15 triệu đồng để chi tiêu cho gia đình hai người. Các khoản chi tiêu như sau: 1 triệu đồng dành cho chi phí ở chung cư; 5 triệu đồng tiền ăn uống; 2 triệu đồng dành cho thăm hỏi, lễ biếu của bố mẹ hai bên; 1 triệu đồng dành cho xăng xe, điện thoại; 6 triệu đồng dành cho chi tiêu cá nhân của hai vợ chồng.
Ngọc Anh nói thêm, cô không có thói quen ghi chép lại các khoản tiêu dùng mà sẽ luôn cố gắng để giới hạn ngân sách dành cho chi tiêu là 15 triệu đồng/tháng.
“Bởi lẽ hiện tại, chi phí hàng tháng của gia đình mình ít có sự thay đổi. Do đó, mình thấy chưa có nhu cầu phải ghi lại rạch ròi từng khoản chi phí. Bên cạnh đó, mình đánh giá 15 triệu đồng/tháng là mức chi tiêu khá ít dành cho gia đình 2 thành viên, nên mình cũng không muốn co ép bản thân phải rút bớt.
Dù 15 triệu đồng/tháng không phải mức chi tiêu dư dả nhưng hiện tại chúng mình thấy ổn với mức sống này. Bởi lẽ hai vợ chồng mình đều có suy nghĩ muốn tiết kiệm, nhu cầu sống cũng không cao, chẳng hạn đi ăn hàng thì vẫn thường chọn quán bình dân thay vì nhà hàng cao cấp, hoặc mình không có thói quen mua sắm quá nhiều quần áo hay mỹ phẩm giống các chị em khác vậy", cô nàng chia sẻ.
Không ghi chép chi tiêu nhưng vẫn dư tiền tiết kiệm
Với số tiền nhàn rỗi khoảng 3-5 triệu đồng/tháng, Ngọc Anh đã gửi riêng vào tài khoản ngân hàng khác. Với cô nàng, so với thời độc thân thì khi lập gia đình, luôn có trong tay quỹ tiết kiệm đặc biệt quan trọng hơn.
“Khi đã lập gia đình, kế hoạch tài chính của bạn sẽ đột nhiên có khoản phát sinh, chẳng hạn đi chơi người thân bị ốm, bố mẹ hai bên đột nhiên cần đến tiền, đi đám cưới của bạn bè,... Đây là những khoản bạn cần chi sau khi kết hôn, mà tại thời điểm chưa có gia đình, bạn có thể không nghĩ tới quá nhiều".
Với riêng khoản chi tiêu khoảng 15 triệu đồng/tháng, cô cho biết để giữ khoản tiền này mà không lo bị lạm phát theo thu nhập thì cặp đôi cũng có một số quy tắc riêng.
Thứ nhất, tiêu chí mua sắm của họ là chọn sản phẩm vừa túi tiền, chỉ mua đồ khi thực sự cần chứ không phải vì chúng được giảm giá, hay đột nhiên mua sở hữu đồ.
Bên cạnh đó, khi muốn mua đồ có giá trị lớn, chẳng hạn máy tính, TV hoặc vàng,... họ thường đặt ra mục tiêu trong khoảng thời gian bao nhiêu thì sẽ mua. Trong thời gian đó, một là vợ chồng Ngọc Anh cố gắng kiếm được nhiều hơn, hoặc sẽ chi tiêu ít đi để việc sở hữu món đồ không ảnh hưởng đến ngân sách chung.
Thứ hai, họ chỉ mua đồ khi thực sự có tiền, hạn chế vay mượn để không cần trả lãi hoặc vượt ngân sách chi tiêu. Cũng vì thế, dùng thẻ tín dụng để “vay trước trả nợ sau" luôn nằm ngoài kế hoạch của Ngọc Anh.
“Mình không dùng thẻ tín dụng vì chưa biết cách tận dụng chúng để được hưởng ưu đãi. Trong khi đó, thẻ tín dụng lại khiến mình dễ mua sắm bốc đồng hơn. Vả lại, mình được nghe nhiều tin tức dùng thẻ tín dụng thì sẽ dễ hình thành các khoản phạt trong quá trình sử dụng, nên mình không yên tâm lắm khi xài chúng".
Cuối cùng, Ngọc Anh cho rằng quan trọng nhất là hình thành tư duy “kiếm được 10 đồng thì không nên tiêu hết cả 10 đồng". Bởi khi đã có ý thức phải có tiền tiết kiệm, bạn thường sẽ tự điều chỉnh hạ mức sống xuống để phù hợp với số tiền đang có.
Nuôi trăm tổ kiến làm 'vệ binh', anh nông dân có vườn bưởi sạch với chi phí thấp
Xu hướng - 8 giờ trướcSử dụng phương pháp nuôi kiến vàng để bảo vệ vườn bưởi khỏi côn trùng, sâu bệnh, anh Trịnh Đình Mão (Thanh Hóa) tiết kiệm hàng chục triệu tiền thuốc bảo vệ thực vật mỗi vụ, lại có được vườn bưởi sạch khi nói không với hoá chất.
Mạnh dạn đầu tư nuôi con 'hiền như đất', anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 2 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 1 ngày trướcMỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.
Nuôi nghìn con rắn quấn nhau trong bể xi măng, thanh niên lãi nửa tỷ 1 năm
Xu hướng - 2 ngày trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
Khởi nghiệp từ những món quà tặng mẹ, chàng trai 9X mang về doanh thu 'khủng'
Xu hướng - 2 ngày trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
Giảm ăn hàng Thái, chỉ 1 tháng Trung Quốc vung 16.000 tỷ mua ‘vua trái cây Việt’
Xu hướng - 3 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
Gác bằng đại học, cô gái 9X về quê nuôi chó, doanh thu 1 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 4 ngày trướcTốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định với mức thu nhập khá nhưng Kim Ngân vẫn quyết định nghỉ việc để nuôi chó Corgi. Đến nay, công việc này đêm lại cho cô doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 4 ngày trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 4 ngày trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 5 ngày trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 1 tuần trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.