'Thủ phủ' rượu nếp ở Hà Nội sáng đèn suốt đêm trước ngày Tết Đoan Ngọ
Giáp ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), người dân làng Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) tất bật suốt ngày đêm nấu rượu nếp để kịp bán ra thị trường.
Tất bật nấu rượu nếp suốt đêm trước ngày Tết Đoan Ngọ.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (còn gọi ngày giết sâu bọ), rượu nếp là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng. Hương vị cay nồng của rượu nếp được cho là có thể diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể. Làng Phú Thượng vốn nổi tiếng khắp Hà Nội về nghề nấu xôi và rượu nếp gia truyền. Cứ đến ngày này hàng năm, dân làng lại bận rộn nấu và ủ rượu nếp để cung cấp ra thị trường.

Bà Khuê - người có kinh nghiệm hơn 60 năm nấu rượu nếp cho biết: "Dù không còn trực tiếp làm nghề nữa nhưng hàng năm tôi vẫn cùng các con nấu rượu nếp để phục vụ thị trường Tết Đoan Ngọ. Hôm nay, tôi nấu gần 2 tạ gạo nếp để mai mang đi bán. Dự kiến chắc sẽ phải làm đến đêm khuya mới xong".

Nguyên liệu để nấu rượu nếp rất cầu kỳ. Hạt gạo phải được chọn lựa kỹ, to và đẹp. Gạo phải ngâm qua 2 đêm mới đạt tiêu chuẩn.


Gạo sau khi đồ sẽ được rải mỏng ra từng mâm, để nguội rồi rây men.

Men để ủ rượu nếp cũng được lựa chọn cẩn thận. Trước khi ủ, men được xay nhuyễn và dùng rây để không bị vón cục.

Rổ ủ cơm rượu nếp được phủ một lớp lá sen trong cùng, một lớp nylon bên ngoài, giúp đảm bảo vệ sinh.


Sau khi nguội, từng mâm nếp sẽ được rây một lớp men lên mặt trước để ủ. "Công đoạn này phải làm hết sức cẩn thận và đều tay, nếu không đều thì cơm rượu nếp không chín được, men sẽ bị vón cục", bà Khuê nói.


Sau đó, người làm xúc từng lớp nếp vào một chiếc rổ bọc lá sen và rây tiếp men. Mỗi mẻ cơm rượu nếp được ủ trong 2 - 3 ngày mới cho ra thành phẩm, mỗi kg gạo sẽ cho ra 1,5 - 1,7 kg rượu nếp.

"Quy trình làm rượu nếp thì ai cũng biết, tuy nhiên để làm ra được một mẻ rượu nếp ngon thì đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, khéo tay. Nếu nấu không cẩn thận, rượu nếp sẽ bị sượng, nát và cay. Do đó dù đã nghỉ bán, nhưng hàng năm tôi vẫn phải tự tay trực tiếp ủ men, để cho ra những mẻ cơm rượu nếp ngon nhất, đảm bảo uy tín cho gia đình", bà Khuê chia sẻ.

Rượu nếp khi có mùi thơm, cơm mềm, ướt, có nước chảy xuống là đạt chất lượng. Hiện tại, giá mỗi kg rượu nếp khoảng 80.000 đồng. Đối với rượu nếp được đóng trong hộp, cốc sẽ có giá 25.000 đồng/hộp.

Những mẻ rượu nếp đã sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Đoan Ngọ.

Gia đình chị Tươi cũng đang tất bật để hoàn thành nốt những mẻ rượu nếp được bán trong ngày mai.

Chị Tươi nói: "Ở đây, thường ngày các hộ trong làng Phú Thượng chỉ nấu xôi thôi, nhưng đến dịp Tết Đoan Ngọ thì nhà nào cũng tất bật suốt đêm để nấu rượu nếp. Món này làm vất vả và hơn xôi nhiều, cứ phải làm ròng rã từ sáng sớm đến đêm muộn mới kịp để bán. Làm sớm quá hay làm muộn quá cũng không được vì còn tùy vào thời tiết, nóng quá thì phải làm muộn, mà mát trời thì mới có thể làm sớm".

"Tôi cũng phải huy động cả nhà để cùng làm thì mới kịp được. Tuy vất vả nhưng cũng có nguồn thu tương đối tốt nên ai cũng cố gắng trong những ngày này", chị Tươi nói.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 3 giờ trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 1 ngày trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 3 ngày trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM
Xu hướng - 4 ngày trướcGiá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD
Xu hướng - 5 ngày trướcKim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
Xu hướng - 1 tuần trướcSầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
Xu hướng - 1 tuần trướcTrong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.

Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
Xu hướng - 1 tuần trướcNhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?

Vì sao người Lào thích mê món hàng này từ Việt Nam - 2 tháng nhập hơn 100 tấn, trị giá chục tỷ đồng?
Xu hướngMột nửa lô hàng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang được chuyển đến Lào.