Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì về đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba?

Thứ tư, 06:27 09/10/2024 | Giáo dục

Thống kê cho thấy, về phương thức thi thì “cơ bản ổn”, còn số lượng môn thi, đa số các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 - 4 tỉnh lựa chọn 2 môn.

Không gây áp lực, tốn kém

Chiều 7/10, tại họp báo thường kỳ Chính phủ, báo chí đặt câu hỏi về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức xét tuyển và thi tuyển.

Về thi tuyển, dự thảo quy định số lượng thi 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và một môn thi do Sở GD&ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Việc bốc thăm lựa chọn môn này như thế nào?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì về đề xuất bốc thăm chọn môn thi thứ ba? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Như Ý

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ Giáo dục Đào tạo đang hết sức khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Theo ông Thưởng, dự kiến ngày 15/10 sẽ đăng lên Cổng Thông tin điện tử của bộ về dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10.

Về quan điểm xây dựng quy chế thi lớp 10, ông Thưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi: Không gây áp lực, tốn kém với tinh thần gọn nhẹ; phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước; và quy chế thi phải thúc đẩy được hoạt động giáo dục toàn diện.

“Trong nội dung này, những môn thi, phương thức thi cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra, đánh giá cuối kỳ”, ông Thưởng lý giải.

Từ đó, Bộ chỉ đạo xây dựng quy chế thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào 10 với những nội dung cơ bản. Trong đó, về phương thức thi sẽ có 3 phương thức: thi tuyển; xét tuyển và phối hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

“Tất cả những nội dung này thuộc về thẩm quyền của địa phương, tức là Sở giáo dục tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, lựa chọn và có căn cứ, nguyên tắc. Nếu số lượng học sinh thi hay số lượng nhu cầu đầu vào phù hợp, thì không nhất thiết phải thi mà có thể xét tuyển”, ông Thưởng cho hay

Về môn thi, sẽ quy định khung cứng 2 môn: ngữ văn và môn toán, và môn thứ 3 nằm trong số những môn còn lại. Đối với những môn có đánh giá, cho điểm thì do các sở quyết định nhưng phải do UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.

Về thời gian thi cũng được quy định thống nhất và cuối cùng là công tác ra đề, coi thi, chấm thi, công bố điểm .

“Để xây dựng những nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có khảo sát tổng hợp, đánh giá rất kỹ lưỡng công tác thi tuyển sinh vào lớp 10 trong 10 năm qua. Qua đó, thấy rằng nếu không có quy định khung cũng như phân cấp thì công tác quản lý của chúng ta vẫn có những bất cập”, ông Thưởng nói.

Chọn một môn thi cố định có thể gây học tủ, học lệch

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống kê cho thấy, về phương thức thi thì “cơ bản ổn”, còn số lượng môn thi, đa số các tỉnh lựa chọn 3 môn, có khoảng 3 - 4 tỉnh lựa chọn 2 môn.

“Như vậy là không đồng nhất và môn thi thứ 3 là môn gì? Môn ngoại ngữ, tin học hay các môn khác cũng chưa có quy định thống nhất, tạo ra sự bất cập, sẽ khó kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý của trung ương cũng như đánh giá mặt bằng trong quá trình dạy học của cơ sở”, ông Thưởng cho hay.

Theo ông Thưởng, phương thức chọn môn thứ ba "được quan tâm nhất". Nếu để địa phương tự chọn, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây ra nhiều hệ lụy.

Nhưng nếu chọn một môn cố định, Bộ lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.

“Bộ đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại, ví dụ như năm nay có thể thi môn khoa học xã hội, năm sau có thể khoa học tự nhiên, năm sau có thể các môn khoa học khác hoặc có thể bốc thăm. Bây giờ chúng tôi đang lấy ý kiến”, ông Thưởng nói.

Về thời gian thi, theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua tổng kết, có sở tổ chức thi môn ngữ văn 120 phút, môn toán 120 phút, có nơi môn toán 90 phút, có nơi tiếng anh 90 phút, có nơi 60 phút. “Tức là trăm hoa đua nở. Cho nên phải có sự thống nhất”, ông Thưởng bày tỏ.

Lãnh đạo bộ này khẳng định, quá trình lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Thông tư, với quan điểm lắng nghe ý kiến, nhưng trên nguyên tắc đảm bảo quy định thống nhất quản lý nhà nước, đảm bảo khoa học về đánh giá và đảm bảo đầu ra theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Giáo dục - 15 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn cùng lớp đánh bầm tím cơ thể, có trẻ phải nhập viện.

Sinh viên Đại học Bách khoa phải ăn cơm thừa, có dị vật: Nhà trường xin lỗi

Sinh viên Đại học Bách khoa phải ăn cơm thừa, có dị vật: Nhà trường xin lỗi

Giáo dục - 23 giờ trước

Liên quan đến sự việc sinh viên năm nhất Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa, thậm chí có nhiều dị vật bất thường trong tuần học giáo dục quốc phòng, phía nhà trường đã gửi lời xin lỗi.

Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học

Thêm một trường đại học được chuyển thành đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1115 chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.

Chiến sĩ nhí làm sống dậy 'Kí ức tự hào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gây xúc động mạnh

Chiến sĩ nhí làm sống dậy 'Kí ức tự hào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gây xúc động mạnh

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Các em học sinh lớp 7 trường THCS Nghĩa Tân đã tái hiện lại những 'Kí ức tự hào' thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 -10/10/2024).

Bộ GD-ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Bộ GD-ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC

Giáo dục - 1 ngày trước

Hình thức làm bài trên máy tính được bổ sung cho tất cả các cấp độ thi chứng chỉ tiếng Anh PEIC tại Việt Nam.

Nam sinh Hà Nội giành vé cuối vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Nam sinh Hà Nội giành vé cuối vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Giáo dục - 2 ngày trước

Với chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học

Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học

Giáo dục - 2 ngày trước

Từng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, Vũ quyết định bỏ học.

Tin vui cho hàng triệu học sinh khi quy định mới về tốt nghiệp THCS thay đổi

Tin vui cho hàng triệu học sinh khi quy định mới về tốt nghiệp THCS thay đổi

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Thông tư 31/2023 của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2024-2025, quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS có sự thay đổi.

Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo dục - 3 ngày trước

Một giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Linh, TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm trên mạng xã hội.

Thầy giáo nêu lý do trường học không thể xóa bỏ hội phụ huynh

Thầy giáo nêu lý do trường học không thể xóa bỏ hội phụ huynh

Giáo dục - 3 ngày trước

Có ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.

Top